Hình ảnh cha cõng con trên lưng mưu sinh khiến triệu người rơi lệ

Hình ảnh người cha không ngại khổ cõng con, cõng cả thế giới trên lưng mưu sinh khiến cộng đồng mạng rơi lệ. Chầm chậm bước đi, người cha mang cả tình phụ tử thiêng liêng song hành với cuộc mưu sinh khắc nghiệt.

Hình ảnh người cha không ngại khổ cõng con, cõng cả thế giới trên lưng mưu sinh khiến cộng đồng mạng rơi lệ. Chầm chậm bước đi, người cha mang cả tình phụ tử thiêng liêng song hành với cuộc mưu sinh khắc nghiệt.

Mới đây, vụ ông bố dựng kịch bản địu con trên lưng đi nhặt rác với mục đích nhận được sự hỗ trợ từ dư luận và xã hội đã bị phanh phui. Ông bố sự thực là một người ăn chơi, lười biếng, từng có tiền sử trộm cắp, thậm chí còn bán cả đất đai, tài sản của bố mẹ nuôi để chơi bời. Khủng khiếp hơn, người cha đó còn đánh con mình một cách dã man bằng thắt lưng da.

Ông bố đó đã bị lột mặt nạ, nhận được bài học đích đáng từ dư luận.

Nhưng xã hội vẫn còn rất nhiều những hình ảnh người cha cao đẹp, địu con trên lưng, vất vả mưu sinh. Những hình ảnh từng khiến cả triệu người rơi lệ.

Nghẹn ngào bố tật nguyền địu con nhặt rác kiếm ăn


Hình ảnh người đàn ông tàn tật nhặt rác, địu con trên lưng gây xúc động mạnh

Hình ảnh người đàn ông tàn tật nhặt rác, địu con trên lưng gây xúc động mạnh

Những người dân quanh đường Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) không ai còn xa lạ với hình ảnh một ông bố tật nguyền, cùng con gái đi nhặt rác. Anh tên Nguyễn Hùng (38 tuổi, Bắc Giang), vì hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, anh đưa hai con lên thành phố mưu sinh từ nhiều năm nay.

Hàng ngày, từ 4 giờ chiều tới tận đêm khuya, anh cõng theo cô con gái tên Mơ bắt đầu một ngày làm việc. Mỗi ngày, anh kiếm được gần 100.000 đồng tiền lãi, nhưng tiền thuê trọ đã hết 800.000 đồng/tháng nên phải tằn tiện lắm, anh mới đủ chi tiêu hàng tháng.


Dù có hoàn cảnh éo le, nhưng anh Hùng luôn nở nụ cười vượt qua số phận.

Dù có hoàn cảnh éo le, nhưng anh Hùng luôn nở nụ cười vượt qua số phận.

Cuộc đời anh Hùng là những chuỗi ngày bất hạnh. Ngày nhỏ, biến chứng sau một trận ốm nặng khiến anh nói không lưu loát, không thể cáng đáng được những công việc nặng nhọc, đi lại rất khó khăn. Đến khi lập gia đình, anh có hai con, một trai, một gái. Cậu bé năm nay đã 7 tuổi tên Nguyễn Tiến Sỹ và cô con gái tên Mơ năm nay đã 3 tuổi. Vợ anh đã bỏ đi cách đây khá lâu, để lại cho người chồng tật nguyền gánh nặng mưu sinh nuôi 2 đứa con nhỏ.

Anh Hùng trải lòng: “Nhiều người thấy hoàn cảnh hai cha con éo le, muốn nhận Mơ làm con nuôi để tôi đỡ cực nhọc nhưng tôi không đồng ý. Mơ là con đẻ của tôi, dù khổ cực thế nào tôi vẫn cố gắng nuôi bé ăn học, nếu muốn cho bé tôi đã làm điều đó từ lâu rồi”.

Bé Mơ giờ đã lớn hơn nhưng vẫn được bố địu đi dù cô bé có vẻ quá khổ so với tấm lưng gầy gò của anh Hùng
Bé Mơ giờ đã lớn hơn nhưng vẫn được bố địu đi dù cô bé có vẻ "quá khổ" so với tấm lưng gầy gò của anh Hùng

Mặc dù hoàn cảnh hai cha con vô cùng khó khăn, nhưng anh Hùng không bao giờ ngửa tay xin ai một đồng. Anh tâm sự: “Những người hảo tâm muốn giúp bố con tôi thì hãy dành giấy báo, ve chai hoặc gom quần áo cũ, đồ ăn mang đến chứ đừng quyên góp tiền. Tôi muốn được lao động như một người bình thường, cứ để tôi làm nghĩa vụ của người bố”. Khi được hỏi về mong ước của mình, anh Hùng cho biết, mong con được đi học như những đứa trẻ khác để tương lai của chúng sáng sủa hơn.

Địu con trên lưng, ông bố vác 10 tấn xi măng lấy tiền mua sữa cho con

Tại một công trường xây dựng ở huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), vào giữa trưa nắng đổ lửa cách đây 3 tháng, người cha vừa địu con nhỏ trên lưng, vừa luôn tay mang những bao xi măng xếp lên xe.

Anh Vũ Phúc (sống tại Hà Nội) - người chia sẻ hình ảnh trên - cho biết người cha trong ảnh khoảng 30 tuổi, dáng gầy gò, mái tóc điểm bạc. Anh là người dân tộc ở Lạng Sơn, sống chủ yếu nhờ trồng trọt trên nương rẫy.

“Hôm đó, thấy người cha địu con trên lưng bốc từng bao xi măng khó nhọc, chúng tôi bảo anh nghỉ tay cùng ăn trưa. Song anh từ chối vì ngại người bám đầy bụi bẩn và chỉ xin 2 gói mỳ tôm”, anh Phúc kể.

Câu chuyện xúc động về hai cha con nhanh chóng thu hút hơn 6.400 like (thích) cùng hàng trăm chia sẻ, bình luận tại một diễn đàn mạng.
Câu chuyện xúc động về hai cha con nhanh chóng thu hút hơn 6.400 like (thích) cùng hàng trăm chia sẻ, bình luận tại một diễn đàn mạng.

Người chụp ảnh cho biết thêm khi được hỏi vì sao không để con ở nhà với mẹ, người cha chỉ cười buồn, giọng run run: “Mẹ cháu bỏ đi lâu rồi, giờ chỉ còn hai bố con”.

"Sống trong cảnh 'gà trống nuôi con' với biết bao khó nhọc, người cha ấy chỉ biết dùng hai bàn tay trắng cùng sức lực của mình để bù đắp cho đứa con thơ khát dòng sữa mẹ", anh Phúc xúc động nói.

Câu chuyện về ông bố sống cảnh gà trống nuôi con cố gắng kiếm tiền lo cho con khiến nhiều dân mạng xúc động.
Câu chuyện về ông bố sống cảnh "gà trống nuôi con" cố gắng kiếm tiền lo cho con khiến nhiều dân mạng xúc động.

Anh chia sẻ việc đưa câu chuyện lên mạng với mong muốn coi đây là tấm gương về nghị lực trong cuộc sống. Nhiều người đã thổn thức khi nghĩ tới đấng sinh thành và nghẹn ngào nói: “Công cha như núi Thái Sơn”.

Một số nhà hảo tâm bày tỏ thiện ý giúp đỡ hai cha con ở Lạng Sơn để cuộc sống của họ bớt đi những nhọc nhằn.

Cha trùm áo mưa cõng con sơn cầu trong giá rét

Cách đây 1 năm, dưới cái rét cắt da cắt thịt của vùng cao Sa Pa, hình ảnh người đàn ông vẫn tỉ mỉ sơn cầu. Trên người anh khoác tấm áo mưa mỏng trùm kín cô con gái đang nằm trọn trên lưng cha đã gây xúc động mạnh.

Cha cõng con đi sơn cầu.
Cha cõng con đi sơn cầu.

Trong ảnh người cha đội mũ bảo hiểm cần mẫn, tỉ mỉ sơn màu trắng cho cây cầu. Trong lúc đó, trên lưng anh vẫn địu cô con gái nhỏ mặc trang phục đỏ rực rỡ. Đôi mắt em bé ngơ ngác, ngây thơ dưới tấm nilon giữa mùa đông giá rét khiến nhiều người thương cảm.

Do không có người trông, các ông bố bà mẹ đưa con đi theo trong những lần làm nương, rẫy là chuyện không quá xa lạ ở các tỉnh vùng cao nhưng dưới trời rét chỉ còn 1, 2 độ C, một em bé phải theo cha là công nhân cầu đường đi làm thực sự khiến người xem ngậm ngùi.

Theo GĐXH


Cảm động

mưu sinh

cha cõng con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.