Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?

Phòng tắm là nơi ẩm ướt, không gian nhỏ hẹp, thông gió kém nên nhiều người chọn mở cửa phòng tắm để thoáng khí sau sử dụng, tuy nhiên việc làm này liệu có đúng?

Hầu hết mọi người thường sử dụng phòng tắm mỗi ngày vì vậy không gian này luôn trong tình trạng rất ẩm ướt. Thậm chí sau một thời gian dài sử dụng, sẽ có một số mùi ẩm mốc trong phòng tắm bốc ra gây khó chịu. Vì vậy nhiều người thường mở cửa nhà tắm sau khi tắm để không gian trong đó được thông gió, thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, cách làm này là hoàn toàn sai lầm.

Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?

Hiện nay phòng tắm thường được thiết kế có luôn cả nhà vệ sinh đi kèm, nên một số người thì muốn đóng cửa sau khi sử dụng để ngăn vi khuẩn, mùi hôi cũng như ẩm mốc. Trong khi những người khác lại muốn mở cửa để phòng tắm được thông thoáng hơn. 

Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?-1
Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?

Thực tế phòng tắm là nơi không được thông gió tốt, vì vậy rất dễ sản sinh vi khuẩn mà bằng mắt thường khó có thể nhìn thấy. Đặc biệt sau mỗi lần sử dụng nhà tắm, vi khuẩn trong không khí sẽ tăng mạnh và cũng sẽ đi kèm với việc sản sinh ra mùi khó chịu. Nếu chúng ta mở cửa phòng tắm để thông gió, những vi khuẩn và mùi khó chịu này sẽ lây lan sang các phòng khác, điều này rất có hại cho sức khỏe của gia đình.

Vì vậy, sau khi sử dụng nhà tắm bạn nên:

Đóng cửa và bật quạt hút để thông gió. Bạn cũng có thể mở các cửa sổ trong nhà, không chỉ để giữ cho căn phòng khô ráo, còn ngăn vi khuẩn và hơi ẩm xâm nhập vào phòng.
Nếu không gian trong nhà quá nhỏ không thể bố trí phòng tắm riêng, bạn có thể làm rèm tắm cản nước, vừa có tác dụng ngăn cách khu vực khô/ướt, vừa kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và tủ trong phòng tắm.

Những đồ vật không nên để trong nhà tắm

Bông, băng, giấy vệ sinh: Vật liệu này dễ bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn gây ảnh hưởng sức khoẻ của bạn. Hãy bảo quản gói đồ vệ sinh phụ nữ ở nơi khô ráo, thoáng gió để bảo vệ sức khoẻ.

Thuốc: Bạn không nên để các loại thuốc trong các ngăn tủ hoặc kệ ở nhà vệ sinh. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cũng có thể làm thay đổi thành phần hoá học của sản phẩm.

Các dụng cụ bằng kim loại dùng để vệ sinh cá nhân như nhíp, cắt móng tay chân... có thể bị gỉ sét nếu bạn đặt chúng trong nhà tắm ẩm ướt.

Máy sấy có thể chập cháy, gây giật điện nếu bạn đặt và sử dụng chúng trong nhà tắm.

Đồ trang điểm: Son, phấn, kem nền... và tất cả các món đồ trang điểm đều được khuyến cáo là nên để ở nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát. Vì thế, phòng tắm - nơi nhiệt độ thường xuyên thay đổi và khá ẩm thì không thích hợp để bày đồ trang điểm. Nếu không muốn làm hỏng những món đồ này, hãy chuyển vị trí để chúng vào phòng ngủ hoặc vào một túi đồ chuyên dụng của bạn.

Đồ trang sức: Các loại trang sức như bông tai, vòng cổ, nhẫn,… đều không nên để trong nhà tắm. Vì độ ẩm cao trong nhà tắm sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa và làm hỏng món đồ trang sức của bạn.

Dao cạo râu: Hơi nước và độ ẩm cao rất dễ khiến phần dao cạo bị mòn và rỉ sét. Tốt hơn cả là hãy để dao cạo trong túi nilon và tránh nơi nhiều ẩm.

Tăm bông: Thông thường, nhiều người có thói quen để tăm bông trong nhà tắm để tiện cho việc làm sạch và khô lỗ tai sau khi tắm rửa. Tuy nhiên, việc làm này là không nên. Rủi ro đầu tiên là tăm bông có thể bị ướt hết nếu nước vô tình bắn vào. Thứ hai, xà phòng và vi khuẩn có thể bám vào tăm bông gây nhiễm khuẩn cho tai khi sử dụng.

Thùng đựng cát vệ sinh mèo/chó: Độ ẩm có thể làm ẩm cát, đồng thời phân tán vi khuẩn của cát ra khắp nhà vệ sinh. Các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên đặt cát vệ sinh của thú cưng ở nơi thoáng khí, khô ráo.

Nên đóng hay mở cửa phòng tắm khi không sử dụng?-2
Những đồ vật và thói quen cần tránh trong nhà tắm

Những thói quen xấu trong phòng tắm gây hại sức khỏe

Dùng bông tắm cũ: Bông tắm chỉ tốt khi còn mới vì giúp tẩy tế bào chết. Nhưng nếu vật dụng này được sử dụng quá nhiều lần sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Tắm qua loa: Cơ thể chỉ được bảo vệ khỏi vi khuẩn và mụn khi được sạch sẽ. Nhưng việc tắm qua loa, bỏ qua một số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là lưng, lòng bàn chân, sau tai sẽ khiến những vị trí này vẫn còn bẩn và chứa nhiều vi khuẩn.

Để bàn chải nằm: Phòng tắm không phải nơi sạch sẽ nhất trong nhà, hơn nữa đây lại là môi trường chứa nhiều vi khuẩn. Thói quen để bàn chải nằm sau khi sử dụng dễ khiến vi khuẩn xâm nhâm rồi gây bệnh cho bạn.

Mang thiết bị điện tử vào phòng tắm: Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 90% số người từng mang điện thoại hay thiết bị điện tử vào trong phòng tắm. Đây là thói quen rất xấu, bởi thông thường bạn chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh chứ không rửa điện thoại. Vẫn chiếc điện thoại đó lại được xuất hiện trong bàn ăn thì đó không khác gì một ổ chứa vi khuẩn.

Dùng khăn lau mặt: Dùng khăn lau mặt là thói quen không tốt, đặc biệt là đối với những người đang mắc các vấn đề về da. Cách tốt nhất là bạn nên rửa sạch tay, rồi dùng tay rửa mặt với sữa rửa mặt rồi sau đó dùng khăn thấm cho khô mặt. 

Theo VTV.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/nen-dong-hay-mo-cua-phong-tam-khi-khong-su-dung-ar771405.html

mẹo vặt gia đình


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.