Cầm 500K đi chợ về vẫn thiếu nợ cô hàng rau 10K, thấy bản thân tiêu quá đà mẹ trẻ Hà Nội vội vàng cầu cứu để chị em cho lời khuyên, ai cũng tấm tắc gật đầu

Chắc có lẽ nhiều trường hợp giống như chị Trần Huyền trên đây, cũng vẫn thường tự thắc mắc, bản thân mình đi chợ/siêu thị đã tiêu quá đà hay do giá thành thực phẩm tăng đây?

Đi chợ tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà thực ra là dễ. Khó với những ai chẳng biết mua gì, ăn gì, số lượng bao nhiêu là đủ, cứ thích là mua thôi. Còn dễ với những người biết tính toán, biết chọn lọc thực phẩm và biết lên kế hoạch mua sắm từ trước.

Chia sẻ mới đây của chị Trần Thanh Huyền (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) đã chạm đúng tới nỗi lòng của nhiều chị em phụ nữ khác. 

Cụ thể, chị Thanh Huyền chia sẻ: "Sáng ra mạnh mẽ cầm 500 nghìn đi chợ rồi mà lúc về vẫn bị thiếu nợ cô hàng rau 10 nghìn. Nhòm ngó lại thì thấy mình cũng có mua gì nhiều quá đà đâu cơ chứ. Chỉ mua mỗi con gà, rau, mấy lạng thịt, bánh phở với hoa quả thôi đấy mà tiền đã bay vèo vèo rồi.

Bình thường ở nhà việc đi chợ là của bà, hôm nay bà bận nên mình tự đi mà thấy khủng khiếp ghê. Mỗi bữa mà 500 nghìn như này thì làm sao mà theo được. Bỗng nhớ lại đợt trước ở riêng mình quản lý việc chợ khá hơn rất nhiều. Cứ lên danh sách đồ ăn, thực phẩm cần thiết trong khoảng 3 ngày rồi mới đi chợ một lần. 

Như thế cả tuần mình chỉ cần đi khoảng 2 lần mua các đồ chế biến chính thôi, tiết kiệm tiền và thực phẩm thực sự. Ví dụ 1 cái bắp cải thì thứ 2 ăn luộc một nửa, nửa còn lại để thứ 4 xào. Đợt đó mình không bị lãng phí vì lúc nào cũng kiểm soát được lượng thực phẩm trong tủ lạnh. Đúng là làm cái gì có kỷ luật vẫn tốt hơn".

Cầm 500K đi chợ về vẫn thiếu nợ cô hàng rau 10K, thấy bản thân tiêu quá đà mẹ trẻ Hà Nội vội vàng cầu cứu để chị em cho lời khuyên, ai cũng tấm tắc gật đầu-1

Đi chợ tưởng dễ mà khó với những ai không biết lên kế hoạch chi tiêu, chỉ biết thích gì mua nấy. Ảnh minh họa.

Theo đó vì cả gia đình đã chuyển về sống cùng ông bà nội nên chị Thanh Huyền không cần phải "xách làn đi chợ" mỗi tuần như hồi còn ở riêng nữa. Mọi chuyện liên quan đến mua sắm, thực phẩm ăn hàng ngày chủ yếu do bà nội lo lắng chu toàn. Khi đi làm về chị rảnh thì nấu cơm cho gia đình còn nếu quá bận có thể nhờ bà đỡ. Vì bỏ bẵng đi một thời gian nên khi ra chợ cái gì cũng thấy đắt, một bữa ăn mà hết 500 nghìn khiến chị không khỏi giật mình.

Đồng tình với chị Huyền, chị Hoàng Phương, bà nội trợ ở Vinh cũng cho rằng việc chi tiêu, tài chính trong gia đình nhất thiết là phải có kế hoạch. Đặc biệt là ở khoản đi chợ/siêu thị hàng tuần. Bản thân chị Phương cũng phải lên danh sách cụ thể cần chi tiêu gì, bao nhiêu, mua gì để tránh sa đà vào những thứ không cần thiết.

"Mình quy định việc đi chợ ăn uống cả ngày là 200 nghìn vì nhà mình chỉ có ba thành viên là hai vợ chồng và con thôi. Từ 200 nghìn đó mình sẽ chia ra cho 3 bữa là ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Nếu hôm nào buổi sáng ăn ngoài thì trừ tiền ăn ngoài ra sẽ còn lại là ăn trưa và ăn tối. Buổi trưa con ăn tại lớp thì được tính vào tiền học hành của con. 

Mẹ thì mang cơm theo đi ăn trưa. Còn bố thì tùy nhưng sẽ đưa mức tối đa là 50 nghìn/bữa. Nếu khéo chi thì tiền ăn cả nhà buổi tối chỉ mất có 80 nghìn nữa thôi. Muốn kiểm soát chi tiêu thì phải thắt chặt chi tiêu. Đấy là phương châm của mình", chị Hoàng Phương chia sẻ.

Nhiều chị em cũng đồng ý rằng, cầm mấy triệu tiền chợ cứ tưởng quản lý dễ mà cũng khó không ngờ đấy. Nhiều lúc quay đi quay lại tiền cứ đi đâu mất, mà tính ra thì lại chẳng sai. Vậy là cứ đến gần cuối tháng là y như rằng đã cạn tiền. 

Và quản lý chi tiêu thật sự quan trọng, không chỉ chi tiêu trong việc chợ búa mà còn ở rất nhiều các khoản tài chính khác. Vì nếu chị em khéo léo còn có thể đầu tư sinh lời nếu dư dả. Không nhất thiết cứ phải đi làm, ở nhà quản lý tiền chồng đưa cũng cần phải khoa học. Chưa kể nếu chị nào kinh doanh thì càng cần, dù chỉ là hàng online hay quán trà đá vỉa hè thôi. 

Cầm 500K đi chợ về vẫn thiếu nợ cô hàng rau 10K, thấy bản thân tiêu quá đà mẹ trẻ Hà Nội vội vàng cầu cứu để chị em cho lời khuyên, ai cũng tấm tắc gật đầu-2

Nếu không biết quản lý tiền bạc khi đi chợ, nguy cơ không có gì để ăn hoặc cháy vì cứ mỗi khi gần cuối tháng là điều dễ hiểu. Ảnh minh họa.

"Sau bao lần cứ vô tình sa ngã vào các hàng quán ở chợ, mình đúc kết được kinh nghiệm là trước khi đi nên tính sẵn đại khái sẽ mua gì, khoảng bao nhiêu và cầm 1 lượng tiền vừa phải cho những đồ đó thôi. Vì khi đi chợ nhìn gì cũng muốn mua, thậm chí như mình trước còn toàn mua dư vì tâm lý thừa hơn thiếu. Đã có hôm mua 4 loại quả 1 lúc về trong khi nhà chỉ có 1 mình ăn và kết cục cuối cùng phải vứt đi vì ăn không kịp, bị hỏng mất.

Vì thế theo mình chỉ cần quản lý cái chân là coi như quản lý được tiền chợ. Ngày trước mình cũng lười đi chợ hay siêu thị nên mỗi lần đi là mua bán tưng bừng, xách lệch cả người. Các bà ở chợ thích lắm, nhưng về nhà lại ngại nấu, thích ăn ngoài hơn nên thực phẩm luôn trong tình trạng cấp cứu rồi mang bỏ, 1 vòng luẩn quẩn như mình nói ở trên. Nên giờ mình chỉ cần ăn uống tại nhà, mua gì ăn đó thôi là đạt mục tiêu rồi", chị Ngọc Nhung ở Sài Gòn chia sẻ.

Để tránh tình trạng cầm nhiều tiêu nhiều, thích gì là mua được như chị Thanh Huyền mắc phải cần làm tốt khâu quản lý chi tiêu. Có thể đầu tháng trích 1 khoản quy định rồi bỏ riêng. Ví dụ như đồ ăn gia đình mỗi tháng hết từ 3-5 triệu thì khi đi chợ chỉ dùng đúng khoản đó. Gần hết thì gia đình cuối tháng phải chịu ăn kham khổ, thế mới rút được kinh nghiệm. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cam-500k-di-cho-ve-van-thieu-no-co-hang-rau-10k-thay-ban-than-tieu-qua-da-me-tre-ha-noi-voi-vang-cau-cuu-de-chi-em-cho-loi-khuyen-ai-cung-tam-tac-gat-dau-162201911073003724.htm

bà nội trợ

chi tiêu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.