Chiến trường thương mại mới của Trung Quốc

Khi các chính trị gia Mỹ lớn tiếng nói về vấn đề đồng nhân dân tệ làm người ta dễ quên rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sau cuộc khủng hoảng thấp hơn so với vào các nước khác. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó tổng xuất khẩu tăng 33,2%.

Gần đây, những va chạm thương mại của Trung Quốc với Mỹ và Liên minhchâu Âu (EU) được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, khi các nước giàu bắt đầu quátrình cắt giảm chi tiêu lâu dài nhằm củng cố tài chính, các nhà xuất khẩu TrungQuốc buộc phải quay sang dựa vào nhu cầu ở các thị trường đang nổi và điều nàycó thể dẫn đến những va chạm thương mại mới.

Khi các chính trị gia Mỹ lớn tiếng nói về vấn đề đồng nhân dân tệ làm người tadễ quên rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ sau cuộc khủng hoảngthấp hơn so với vào các nước khác. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu củaTrung Quốc vào Mỹ tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó tổng xuấtkhẩu tăng 33,2%.

Mặc dù nhu cầu ở Mỹ và EU đã mạnh hơn, nhưng sự thống trị của hai thị trường nàyđối với xuất khẩu của Trung Quốc đang giảm. Tỷ lệ hàng xuất sang Mỹ và EU củaTrung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2010 đã giảm xuống mức 37,4% so với mức 38,2%cuối năm 2008.

Chiến trường thương mại mới của Trung Quốc
Hàng hóa "Made in China" đang tấn công các thị trường khắp thế giới

Đây mới làsự thay đổi ngoài lề, nhưng chắc chắn nó là sự khởi đầu của một xu hướng lâu dài.Tác động của việc củng cố tài chính và người tiêu dùng nỗ lực xây dựng lại nguồntài chính của mình sẽ làm cho nhập khẩu vào Mỹ và EU ít tăng trưởng trong năm2011.

Chiến trường thương mại mới của Trung Quốc

Trong khi đó, các nước đang nổi lên sẽ tiếp tục tăng trưởng bùng nổ. Mạng tintình báo kinh tế (EIU) dự báo tăng trưởng nhập khẩu của ASEAN trong năm 2011là 13,2% và Mỹ Latinh là 12% so với năm 2010. Điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc.

Trung Quốc nhận thức rõ điều này và trong những năm gần đây đã tập trung mở rộngthâm nhập vào các thị trường mới và trong đa số các trường hợp, họ đã thành cônglớn. Ví dụ như xuất khẩu của Trung Quốc vào Brazil trong 5 tháng đầu năm 2010 đãtăng 98,3% so với cùng kỳ năm 2009 lên mức 8,1 tỷ USD. Cũng trong khoảng thờigian này, xuất khẩu của Trung Quốc vào ASEAN cũng tăng 46,1% lên mức 52,7 tỷ USD.

Mặc dù nhiều thị trường đang nổi, trong đó có Brazil, ASEAN và châu Phi, có khảnăng thặng dư thương mại với Trung Quốc, nhưng việc xuất khẩu của Trung Quốctăng trưởng bùng nổ vẫn tạo ra những va chạm. Dòng hàng giá rẻ đổ vào giúp dầndần nâng cao mức sống tính theo sức mua của người tiêu dùng ở các thị trườngđang nổi, nhưng lĩnh vực công nghiệp của các nước đang phát triển cũng tập trungchủ yếu vào việc sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp.

Chiến trường thương mại mới của Trung Quốc

Lĩnh vực dệt may của châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề do các nhà sản xuất Trung Quốc

Lĩnh vực dệt may của châu Phi đã bị ảnh hưởng nặng nề do bị các nhà sản xuấtTrung Quốc chiếm lĩnh mất thị phần. Do đó, chính phủ các nước đang phát triển đãbuộc phải xem xét việc đối phó với xu hướng này như thế nào.

Cho đến nay, đa số các nước đều thận trọng, nhiều nước còn lo ngại việc TrungQuốc có phản ứng mạnh mẽ đối với các biện pháp nhằm vào việc xuất khẩu của nướcnày. Ví dụ như Trung Quốc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu cá và các loại động vật cóvỏ như tôm, sò... từ Indonesia khi Indonesia đóng cửa thị trường của mình đốivới thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm và thuốc củaTrung Quốc.

Cả hai bên đều cáo buộc rằng đây là các hàng hóa có chứa các độc chất ảnh hưởngđến sức khỏe của người tiêu dùng. An toàn thường là lý do được sử dụng để áp đặtcác biện pháp hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Mặc dù một sốtrường hợp rõ ràng là để bảo vệ nền sản xuất trong nước, nhưng nhiều trường hợplà có bằng chứng thực sự.

Ấn Độ là một trong số ít nước thường xuyên áp dụng các biện pháp trừng phạtthương mại đối với Trung Quốc. Năm 2009, Ấn Độ đã thực hiện việc cấm nhập khẩuđồ chơi từ Trung Quốc trong một thời gian ngắn. Ấn Độ cũng áp thuế chống bán phágiá đối với nhiều hàng hoá của Trung Quốc như lốp xe, đồ inox, hàng dệt may,hóa chất công nghiệp...

Chiến trường thương mại mới của Trung Quốc
Ấn Độ đang ăn miếng trả miếng với hàng hóa Trung Quốc, trong đó có mặt hàng inox

Với vị thế là thị trường lớn, có ảnh hưởng chiến lược trên vũ đài quốc tế, ẤnĐộ có thể đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề thương mại.

Tuy nhiên, nhiềunước đang nổi khác như Nam Phi, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico ở mức độ nào đócũng đã làm điều này và giải pháp của các nước này thường là đưa ra các rào chắnthương mại tạm thời khi các nhà sản xuất trong nước đối mặt với sự cạnh tranhtăng lên từ Trung Quốc. Thực tế thì trong quý I/2010, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ đã ápdụng các biện pháp hạn chế một số loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dù ít nước đang phát triển ở vị thế có thể làm thay đổi dòng nhập khẩu từ TrungQuốc thông qua hạn chế thương mại, nhưng việc Trung Quốc tiếp cận các thị trườngnhỏ, ít ảnh hưởng về kinh tế một cách quá mạnh mẽ làm nhiều chính phủ trở nênsẵn sàng hơn trong việc áp dụng các biện pháp này. Và có nguy cơ nhiều nước sẽtheo gương Ấn Độ.

Theo Minh Tâm
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.