- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chưa bao giờ buồn như năm nay: Nhãn Hưng Yên mất mùa, giá rẻ hơn rau
Vụ thu hoạch nhãn ở Hưng Yên sắp kết thúc, người trồng nhãn vẫn chưa hết ngậm ngùi vì vụ này không những mất mùa lại thêm rớt giá, khó tiêu thụ. Lượng quả tươi giảm từ 30-60%, có nơi mất đến hơn 80%, thậm chí mất trắng.
Vựa nhãn thất thu lớn
TP. Hưng Yên vốn là thủ phủ của nhãn lồng "tiến vua", với hơn 1.000 ha, tập trung nhiều ở các xã, phường như: Hồng Nam, Quảng Châu, Phương Chiểu, Tân Hưng, Hoàng Hanh, Lam Sơn... Không ít hợp tác xã và các hộ dân đều cho hay, chưa bao giờ nhãn mất mùa và thất thu lớn như năm nay.
Riêng tại xã Hồng Nam, vùng trồng nhãn ngon nổi tiếng của tỉnh, phần lớn vườn nhãn chỉ đạt từ 30 đến 40% năng suất. Ông Đặng Văn Xây, Giám đốc HTX nhãn lồng Hồng Nam, cho biết, lượng quả ở nhiều vườn trung bình chỉ đạt 1/3, dù rất sai hoa nhưng sau khi đậu quả bị rụng vãn.
Nhãn Hưng Yên năm nay mất mùa do thời tiết không thuận lợi.
Sản lượng nhãn của địa phương năm nay chỉ bằng 35-40% so với năm trước
Theo bà Trần Thị Bắc, HTX nhãn lồng Nễ Châu, xã Hồng Nam, các năm trước với 15 ha nhãn VietGap, hợp tác xã thu được 300 tấn quả thì năm nay chỉ được khoảng 100 tấn.
Tương tự, tại hợp tác xã Quảng Châu, năm ngoái tỷ lệ đậu quả đạt 80%, cho sản lượng 4.000 tấn, năm nay chỉ được 40% với 1.700 tấn, giảm hơn một nửa. Các chủ vườn ở TP. Hưng Yên nhận xét, riêng nhãn cổ cùi ngon, dạng đường phèn thì phần lớn là mất mùa, bởi đây là giống khó tính, "năm ăn quả, năm trả cành" là chuyện thường.
Tại xã Tân Hưng, ông Trần Văn Mý, Giám đốc HTX cây ăn quả Quyết Thắng, cho hay, vườn nhãn của gia đình ông vào diện được mùa nhất cũng chỉ thu được 35% lượng quả, còn lại coi như mất trắng. Do đó, vụ này ông chỉ thu được khoảng 60 triệu đồng, thay vì hơn 100 triệu đồng từ nhãn như năm trước.
Ông Ngô Hùng Mạnh, Chủ tịch Hội nhãn lồng Hưng Yên, xác nhận, năng suất nhãn của nhiều vườn ở TP. Hưng Yên đạt trên 30% là còn khả quan, với huyện Phù Cừ quê ông và nhiều nơi khác còn thấp hơn, chưa đến 30%.
Người dân bóc nhãn sấy làm long nhãn, chỉ "lấy công làm lỗ"
Một cán bộ ngành nông nghiệp kể rằng, gia đình có vườn nhãn ngon ở huyện Tiên Lữ, các năm trước thu 2-3 tấn. Năm nay nhãn trơ cành, khi thuê người dọn cây nhặt nhạnh mãi không được nổi 1 tạ.
Khoái Châu là huyện có diện tích nhãn lớn nhất tỉnh với hơn 1.500 ha, chủ yếu là nhãn muộn, tập trung ở các xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Kiều, An Vĩ... Nhiều năm lại đây, do đặc tính ra hoa đậu quả muộn, nhãn Khoái Châu luôn được mùa riêng hơn các vùng trong tỉnh. Tuy nhiên năm nay, lượng quả ở nhiều vườn cũng chỉ đạt dưới 50%.
Điển hình là vườn nhãn có diện tích lớn của ông Đỗ Thế Đỗ ở xóm Bắc, xã Đông Kết. Với hơn 5 mẫu đã cho thu hoạch, các năm trước ông thu được hơn 30 tấn quả, năm nay không đến 20 tấn. Do quả non gặp sương và mưa axit làm sâu đầu, bị thối rụng hàng loạt. Nhiều hộ xung quanh cũng trong tình trạng tương tự.
Ông Phạm Xuân Khởi, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hoàng Hanh (TP. Hưng Yên), thông tin, lượng nhãn giảm tập trung vào giống nhãn Miền Thiết; các giống T1, T2, T6 tỷ lệ ra hoa đậu quả thì cao, nhưng quả non gặp nước và mưa axit nên các chủ vườn dù có kinh nghiệm cũng đành bó tay chịu thua.
Nhãn mất mùa, rớt giá khiến nhiều hộ gia đình mất nguồn thu lớn từ loại quả ngọt
Mất mùa, rớt giá
Theo các hộ trồng nhãn Hưng Yên, thông thường, nhãn ngon có giá trung bình từ 35.000-60.000 đồng/kg, nhãn đại trà từ 15.000-30.000 đồng/kg; nhãn làm long từ 10.000-12.000 đồng/kg. Đầu vụ năm nay, nhãn trà sớm vẫn may mắn giữ giá như vụ trước.
Tuy nhiên, khi vào thời điểm chính vụ, giá nhãn tụt giảm từ 30-50% mà vẫn khó bán. Cụ thể, nhãn ngon chỉ từ 20.000-35.000 đồng/kg; nhãn đại trà từ 12.000-18.000 đồng/kg; nhãn làm long từ 6.000-9.000 đồng/kg, thậm chí ở các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ có lúc chỉ 3.000-5.000 đồng/kg mà vẫn ế ẩm.
Nhiều nơi, giá nhãn giảm sâu, bà con phải đưa vào lò sấy long. Hàng loạt lò sấy được mở thêm hoạt động hết công suất, ngày đêm đỏ lửa, nhà nhà tất bật bóc nhãn xoáy long vẫn không xuể.
Ông Nguyễn Văn Phi ở xã Tiền Phong, huyện Ân Thi, chia sẻ, năm nay giá nhãn giảm một nửa, nhãn ngon của gia đình năm trước bán 40.000-50.000 đồng/kg nay chỉ còn 20.000 đồng/kg. Còn với nhãn đại trà, bình thường hơn 20.000 đồng/kg, năm nay khó bán đành phải đưa vào lò sấy long.
Bóc nhãn làm long ở Hưng Yên do không tiêu thụ được nhãn quả
Hưng Yên: đắng ngọt mùa nhãn
Tại Khoái Châu, theo cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện, năm nay giá nhãn chỉ 6.000-10.000 đồng/kg, giảm mạnh do dịch Covid-19 nên khó tiêu thụ. Thậm chí, ở chợ đầu mối Khoái Châu, giá nhãn chỉ còn 3.000-5.000 đồng/kg mà người mua chỉ trả 2.000 đồng/kg, bà con ngán ngẩm than rẻ hơn rau!
Trước khó khăn trên, cuối tháng 8, Hưng Yên đã có văn bản vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh tiêu thụ giúp bà con vùng nhãn, mỗi người mua 10 kg. Dù đã tiến hành xúc tiến, quảng bá, huy động các tổ chức xã hội vào tiêu thụ giúp, song đến cuối tháng 8, toàn tỉnh vẫn còn gần 24.000 tấn (chiếm 48% sản lượng) chưa tiêu thụ.
Hơn nữa, giá long nhãn hiện tại chỉ ở mức 130.000-150.000 đồng/kg; mỗi kg long cần từ 8-10 kg quả tươi, cùng với chi phí cho công bẻ nhãn, bóc vỏ xoáy hạt, nhiên liệu lò sấy... thì coi như không có lãi, với nhãn ngon mà đem sấy long thì lỗ nặng. Nhưng không còn cách nào khác.
Với giá nhãn rẻ như vậy, một số hộ đang chặt bỏ bớt nhãn, chuyển sang trồng dược liệu.
Theo VietNamNet
-
Mua sắm3 giờ trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm5 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm8 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm9 giờ trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm13 giờ trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm13 giờ trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm16 giờ trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm17 giờ trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm1 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.