Cổ phiếu làm giá tăng 500% trong hai tháng

Trong khi các nhà đầu tư (NĐT) vẫn “phát sốt” với VE9 (Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam) thì liên tiếp từ cuối tháng 5 đến nay, từ kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát đến Chủ tịch HĐQT của VE9 lại liên tiếp đăng ký bán ra. Đến thời điểm hiện tại, 5 6 cổ đông lớn của VE9 đã hoàn tất bán CP đều với lý do “vì nhu cầu tài chính cá nhân”

Không có lợi nhuậnđột biến và kế hoạch sản xuất sáng sủa, VE9, SRA vẫn trở thành tâm điểm củathị trường với mức tăng giá gần 500% chỉ trong vài tháng và vẫn chưa có dấuhiệu dừng lại.

Trong khi các nhà đầu tư (NĐT) vẫn “phát sốt” với VE9 (Tổngcông ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam) thì liên tiếp từ cuối tháng 5 đếnnay, từ kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát đến Chủ tịch HĐQT của VE9 lạiliên tiếp đăng ký bán ra. Đến thời điểm hiện tại, 5 - 6 cổ đông lớn của VE9đã hoàn tất bán CP đều với lý do “vì nhu cầu tài chính cá nhân”. Trong đó, ôngNguyễn Văn Duy, Chủ tịch HĐQT VE9 vừa hoàn tất bán147.000 CP.

“Chi một ăn 5”

Trong vòng chưa đầy một tháng (từ 28/4 - 26/5), CP VE9 đã tăng nóng từ18.000 đồng lên 42.900 đồng, trước thời điểm tin chia cổ tức và phát hànhthêm tỷ lệ 1.1 được đăng trên website của Sở GDCK Hà Nội - HNX (ngày 1/6).

Sau ngày chốt quyền (7/6), VE9 tăng tiếp 13 phiên và tính đến 24/6, CP nàyđã tăng giá xấp xỉ 500% trong vòng hai tháng. Tức là, nếu nhà đầu tư (NĐT)bỏ 100 triệu đồng ra mua VE9 thời điểm cuối tháng tư thì nay có thể thu vềngót 500 triệu đồng - một mức lợi nhuận khủng khiếp không một kênh đầu tưnào sánh nổi.

Đáng ngạc nhiên, trước đó nửa năm, VE9 chỉ là cái tên mờ nhạt trên HNX, quẩnquanh mức giá 14.000 - 17.000 đồng, thanh khoản kém, trung bình chỉ vàinghìn CP được chuyển nhượng thành công mỗi phiên.

Càng ngạc nhiên hơn, báocáo kết quả quý một năm.2010, VE9 chỉ đạt doanh thu 9,976 tỷ đồng và vỏn vẹn833 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 75% so với quý bốn năm 2009. Nếuso với người em cùng “họ” là VE1 (10,048 tỷ đồng doanh thu, 1,115 tỷ đồnglợi nhuận quý một năm 2010), kết quả kinh doanh của VE9 không khá hơn, nhưnggiá hiện đắt hơn VE1 đến hai lần.

Cổ phiếu làm giá tăng 500% trong hai tháng
Sàn Hà Nội vốn là “địa hạt” làm giá ưu thích của giới đầu cơ (Ảnh: Đức Long)

Mã CP tăng khủng khác trên HNX là SRA của Công ty cổ phần SaraViệt Nam. Sau phiên không có nổi một CP được giao dịch thành công (ngày5/4), CP này đã bất ngờ tăng một mạch từ 10.100 đồng lên đến 49.000 đồng (ngày24/6).

Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý một năm nay lợi nhuận sau thuếcủa SRA chỉ khiêm tốn… 107,8 triệu đồng. Trong “họ” Sara, hiện tượng tănggiá khó hiểu lại tiếp tục lặp lại với SRB của CTCP Sara khi CP này từ 9.000đồng (ngày 7/6) hiện đã tăng gấp đôi 17.600 đồng và vẫn đang được “thổi” giátiếp.

Vẫn “ngoài khả năng kiểm soát”

Trong bản giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 17/6,Chủ tịch HĐQT VE9 Nguyễn Văn Duy giải thích: “Giá CP VE9 tăng trần nhiềuphiên liên tiếp là do thị trường quyết định và nằm ngoài tầm kiểm soát củacông ty”. Bản giải trình một trang của VE9 thực chất “bê” y nguyên câu chữtrong mẫu văn bản giải trình vốn được HNX cung cấp sẵn cho các DN niêm yết.

Cơn sốt VE9 khiến giới đầu tư nhớ lại hiện tượng KSH hồi tháng 10/2009 khiCP này cũng có diễn biến: tung ra ngoài tin tốt, tăng trần (trong khi thựctế kết quả kinh doanh lẹt đẹt), cổ đông lớn đua nhau đăng ký bán ra.

Theo một “lính thợ” trong bộ sậu làm giá chứng khoán, để thực hiện một “phivụ” thành công, phải được sự hậu thuẫn của một “đội ngũ”, trong đó khó thiếuvai trò “tiền hô hậu ủng” của DN niêm yết. Vì vậy, chuyện CP được đẩy giáhàng chục phiên mà chính DN cũng “lơ ngơ” là điều mà theo anh là rất khôihài.

Cổ phiếu làm giá tăng 500% trong hai tháng

Cũng theo anh này, trong đội làm giá, các lính thợ chỉ là chân chạy lo gâysự chú ý của số đông, như: đăng tin lên diễn đàn, nhắn tin cho các VIP...Nấc cao hơn trong đội làm giá có các “chân gỗ”, là các đại gia có tiềm lựcnăm, bảy tỷ đồng sẵn sàng tương trợ, làm dày lệnh mua mỗi phiên. Còn “trùm”điều khiển CP nào đánh lên bao nhiêu, bao giờ xuống hàng phải là các tổ chức- thế lực thực sự nhưng không bao giờ chường mặt ra trong quá trình đưa đẩygiá CP.

Một trưởng phòng môi giới của công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội tiết lộ,dân trong nghề ngầm hiểu những mối liên hệ ngầm trong đường dây làm giáchứng khoán. Chẳng hạn, công ty chứng khoán X chuyên tư vấn cho “họ”Vinaconex sẽ chuyên đứng sau hậu thuẫn các đợt làm giá dòng CP này?!. Hay DNniêm yết Y được đẩy giá khi cổ đông lớn của Y đang cần gom vốn cho một số dựán đang triển khai bên ngoài…

“Phải những đối tượng này mới am hiểu cơ cấucổ đông của DN, các thông tin, chu kỳ làm ăn, cũng như kiểm soát được lượngCP có thể giao dịch tối đa mỗi phiên của DN để tính toán cần bao nhiêu tiềnđể đẩy giá CP”, vị trưởng phòng này chia sẻ.

Thực tế, lâu nay, giới đầu tư vẫn ngầm hiểu, muốn có cảm giác mạnh: tăngnhanh - giảm sâu - phục hồi mau lẹ, xin mời sang sàn Hà Nội - địa hạt làmgiá yêu thích của giới đầu cơ. Còn lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khiđược hỏi chuyện kiểm soát thao túng giá chứng khoán phải thừa nhận: “Chiêuthức làm giá ngày càng tinh vi, khó quản, đến khi phát hiện ra… âu cũng đãmuộn”!.

Theo Long Hưng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.