Phía sau chuyện lên sàn

Việc DN đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch tập trung là điều đáng mừng nhưng đằng sau đó cũng có không ít chuyện đáng phải suy ngẫm.

Tháng 5, sàn HNX nhận thêm 10 cổ phiếu (CP) mới, tháng 6 khiêm tốn hơn vớikhoảng 6-7 cổ phiếu. Sàn HoSE điều kiện chặt chẽ hơn song mỗi tháng cũng có tới5-6 DN mới chào sàn. Không hẹn mà gặp, niêm yết cổ phiếu đang trở thành trào lưucủa nhiều Cty đại chúng.

Phía sau chuyện lên sàn
Việc DN đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch tập trung là điều đáng mừng nhưngđằng sau đó cũng có không ít chuyện đáng phải suy ngẫm.

Mốt lên sàn

Trong 3 ngày đầu tháng 6, HNX công bố nhận 5 hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu. đó đềulà những DN có quy mô vốn tương đối lớn như Cty CP Thép Bắc Việt, Cty CP Chứngkhoán Phương Đông, Cty CP Vận tải Vinaconex, Ngân hàng TMCP Nam Việt và Cty CPSông Đà 11 Thăng Long, với tổng giá trị cổ phiếu tính theo mệnh giá là hơn1.587,5 tỷ đồng.

Theo công bố của HNX thì sàn này đang có khoảng 30 hồ sơ xếphàng chờ xét duyệt thủ tục niêm yết. HoSE thì khiêm tốn hơn khi con số dừng ởmức 15 - 17 DN, nhưng điều đó đủ thấy lên sàn đang là mốt của nhiều DN.

Nếu như trước đây khi đưa cổ phiếu lên sàn, DN e dè nhiều thứ từ việc công bốthông tin, áp lực lợi nhuận... thì nay việc niêm yết dường như có lợi nhiều bề,nhất là làm gia tăng tên tuổi và đặc biệt dễ huy động vốn từ công chúng. Theothống kê của UBCK NN, hơn 200 DN có nghị quyết Đại hội cổ đông thông qua kếhoạch tăng vốn đủ thấy sức hấp dẫn từ thị trường này lớn đến mức nào, nhất làtrong bối cảnh vay vốn ngân hàng không dễ dàng, đồng thời chịu áp lực lãi suấtcao.

Theo ước tính của giới chuyên môn, từ nay đến cuối năm làn sóng lên sàn sẽ cònmở rộng, thành viên tích cực nhất sẽ là các Cty chứng khoán bởi hiện nay họ nhận“chỉ thị ngầm” của UBCK là phải noi gương đưa cổ phiếu vào giao dịch tập trung,đơn giản nhất thì cũng là sàn UPCoM.

Phía sau chuyện lên sàn
Từ nay đến cuối năm làn sóng lên sàn sẽ còn mở rộng

Những điều đáng nói

Nếu như trước kia, TTCK hoạt động èo uột, DN được khuyến khích lên sàn HNX vớinhững điều kiện hết sức đơn giản như năm liền trước năm đăng ký chào sàn có lãi,vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì nay khi vốn hoá trên cả hai sàn theo ước tínhlên tới gần 50% GDP của năm 2009 thì những điều kiện trên được coi là quá đơngiản.

Nhìn vào bản cáo bạch của nhiều Cty mới niêm yết sẽ thấy tình trạng Cty chứngkhoán “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Tư vấn niêm yết cổ phiếu chào sàn, đồng thờilại là cổ đông chiến lược sở hữu một lượng lớn cổ phiếu như SSI sở hữu HVG, TMT,BVSC sở hữu PHT, PHC, rồi SHS sở hữu NTB, DNY... Khi nắm trong tay một lượng lớncổ phiếu, các Cty chứng khoán khó có thể đưa thông tin không mấy tích cực về cổphiếu đó, kết quả là những bản cáo bạch đều vẽ ra tiềm năng của cổ phiếu mới hếtsức lạc quan.

Nếu nhà đầu tư không tỉnh táo rất có thể rơi vào cái bẫy tô hồng,ôm vào cổ phiếu giá cao trong khi tay kia Cty chứng khoán bán ra thu lợi nhuận.Thông báo đăng ký lướt sóng cổ phiếu mới chào sàn của nhiều Cty chứng khoántrong thời gian gần đây là điều nhà đầu tư cần chú ý.

Một vấn đề khác cần lưu ý là lợi nhuận thu được từ đầu tư tài chính của nhiềuCty thông qua bán cổ phiếu mới chào sàn rất lớn. Thông thường đầu tư vào các Ctymới thành lập bằng mệnh giá hoặc cao hơn chút đỉnh, cổ phiếu chào sàn đạt mứcgiá 2-3 chấm, các tổ chức sẽ bán ra.

Trường hợp TCty xây lắp dầu khí đạt lợinhuận rất lớn từ việc bán toàn bộ số cổ phần sở hữu tại PVA là một ví dụ. Tổnggiám đốc một DN niêm yết so sánh, khoản lời từ đầu tư tài chính nhiều khi bằngcả 10 năm tích cóp với vài trăm con người làm việc cật lực.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa có kiến nghịnâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết bằng nhiều giải pháp nhằm tạo sự hấp dẫncho TTCK, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân,đồng thời tạo điều kiện cho các DN kinh doanh hiệu quả dễ dàng thu hút vốn.

Theo VAFI, đây là vấn đề cần được UBCK NN và các cơ quan hữu quan tính đến khi hoạchđịnh các chính sách phát triển thị trường trong giai đoạn 2010 - 2020. Với tìnhhình như hiện nay, VAFI đề xuất tiêu chuẩn niêm yết theo hướng DN phải hội đủvốn điều lệ trên 120 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điềulệ (mức bình quân của 3 năm trước khi niêm yết) phải ở mức 20 - 25% trở lên.

Bên cạnh đó, VAFI cho rằng, cũng cần quy định, nếu kết quả sản xuất - kinh doanhbị lỗ trong 3 năm liên tục thì phải bị hủy niêm yết, kể cả trường hợp nguồn vốnchủ sở hữu lớn hơn 120 tỷ đồng. Mức bình quân của tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn điều lệ (vốn điều lệ lấy tại thời điểm niêm yết) của 5 năm niêm yếtliên tục phải trên 15%.

Theo Nhật Minh
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.