Doanh nghiệp xe đạp Việt Nam: Đối mặt với phá sản

Cụ thể, năm 2005, lượng xe xuất khẩu sang EU đạt trên 1 triệu chiếc thì đến năm 2009 giảm xuống còn trên 21.400 chiếc. Khi chưa bị áp thuế, xe đạp xuất khẩu chiếm tới 80% sản lượng của toàn ngành, còn tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 20%. Nhưng từ năm 2005 đến 2009, lượng xuất khẩu xe đạp của Việt Nam liên tục bị sụt giảm, với tỷ trọng lần lượt là 60%, 45%, 30%, 20% và 15%.

Hiệp hội Các nhà sản xuất xe đạp châu Âu (EMBA) vừa gửi đơn yêu cầu rà soátcuối kỳ đối với mặt hàng xe đạp lên Uỷ ban Châu Âu (EC). Theo đó, việc ECxem xét để đưa ra quyết định có rà soát cuối kỳ hay không sẽ có ý nghĩa rấtquan trọng đối với ngành sản xuất xe đạp của nước ta.

Hàng loạt doanh nghiệp phá sản

Được biết, ngày 14/7/2005, EU đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đốivới mặt hàng xe đạp có mã số HS 8712 00 10 (xe đạp đua), 8712 00 80 , 871200 30 (các loại khác) của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này với các mứcthuế 15,8% (đối với riêng Công ty TNHH Always) và 34,5% được áp dụng cho tấtcả các công ty khác.

Trong 5 năm áp thuế chống bán phá giá, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất xeđạp đi vào tình trạng phá sản, buộc phải chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh. Bêncạnh đó, lượng xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang EU đã sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể, năm 2005, lượng xe xuất khẩu sang EU đạt trên 1 triệu chiếc thì đếnnăm 2009 giảm xuống còn trên 21.400 chiếc. Khi chưa bị áp thuế, xe đạp xuấtkhẩu chiếm tới 80% sản lượng của toàn ngành, còn tiêu thụ trong nước chỉkhoảng 20%. Nhưng từ năm 2005 đến 2009, lượng xuất khẩu xe đạp của Việt Namliên tục bị sụt giảm, với tỷ trọng lần lượt là 60%, 45%, 30%, 20% và 15%.

Đến năm 2007 và 2008, lượng xe đạp xuất khẩu của Việt Nam vào EU chỉ cònchiếm 0,61% và 0,40% tổng lượng nhập khẩu xe đạp của thị trường này. Đây làthị phần không đáng kể theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)và EU về chống bán phá giá.

Doanh nghiệp xe đạp Việt Nam: Đối mặt với phá sản
Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất xe đạp rơi vào tình trạng phá sản

Nhân công thất nghiệp

Ông Châu Vĩnh Chí - đại diện Công ty Asama Yuh Jiun Int’l Việt Nam cho biết,năm 2005, lượng xuất khẩu của công ty ông mỗi năm trên 200.000 chiếc xe đạp,tuy nhiên đến cuối năm 2006 công ty đã không thể xuất khẩu được vì thuếchống bán phá giá xe đạp quá cao.

Theo đó, số lượng lao động cũng giảm đángkể, từ trên 1.200 nhân công đã giảm xuống còn 560 người. Điều đáng nói làkhông chỉ công ty ông bị ảnh hưởng mà cả nhân công của các công ty vệ tinhcung cấp nguyên, nhiên vật liệu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quyếtđịnh này.

Còn phía công ty Xe đạp High Ride, tình trạng cũng chẳng hơn khi 90% côngnhân buộc phải nghỉ việc. Số còn lại chủ yếu làm gia công như sơn khung chocác doanh nghiệp xe đạp khác.

Hay một doanh nghiệp lớn như Dragon Đồng Nai bị phá sản, hàng loạt doanhnghiệp khác cũng nằm trong khả năng phá sản. Bởi để đáp ứng nhu cầu của 1doanh nghiệp xuất khẩu xe đạp, sẽ có khoảng 30 doanh nghiệp khác sản xuấtlinh kiện, vì vậy sẽ có tác động dây chuyền.

Cũng theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong giai đoạn trước năm 2005, tổng số laođộng toàn ngành sản xuất xe đạp của Việt Nam là 210.000 người, thì đến đầu năm2010, con số này chỉ khoảng 5.000 lao động. Như vậy, sau 5 năm bị áp thuế chốngbán phá giá, ngành sản xuất xe đạp của Việt Nam gần như kiệt quệ với hàng loạtdoanh nghiệp đã và tiếp tục phải đối mặt với phá sản.

Chờ đợi

Doanh nghiệp xe đạp Việt Nam: Đối mặt với phá sản

Trước những khó khăn trên, mới đây, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe đạp châu Âu (EMBA)đã gửi đơn yêu cầu rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng này lên Uỷ ban Châu Âu (EC).

Theo đó, việc EC xem xét để đưa ra quyết định có rà soát cuối kỳ hay không sẽ cóý nghĩa rất quan trọng đối với ngành sản xuất xe đạp của nước ta. Nếu EC bác bỏđơn của EMBA thì thuế chống phá giá sẽ tự động chấm dứt vào ngày 15/7. Trongtrường hợp EC tiến hành rà soát, mức thuế trên sẽ được duy trì tiếp trong 12tháng, cho đến khi có kết quả rà soát.

Trước vấn đề trên, ông Vũ Bá Phú - Phó Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, BộCông thương khẳng định: “Cácdoanh nghiệp xe đạp xuất khẩu của VN chủ yếu là các doanh nghiệp vừa nhỏ,thậm chí rất nhỏ thì họ không có đủ tiềm lực tài chính để có thể bán phá giásản phẩm của họ vào bất cứ thị trường nào, chứ không chỉ tiêng thị tường EU.Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu VN không bán phá giá xe đạp vào EU thờigian qua và trong thời gian tới”.

TheoLưu Vân
Diễn đà doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.