Giám đốc ADB Việt Nam: “Thắt chặt tiền tệ là cần thiết”

“Chúng tôi chúc mừng Việt Nam vì đã thành công trongviệc giảm nhẹ tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đồng thời cácbiện pháp kích thích đã được đưa ra mà không gây nhiều tốn kém”.

“Chúng tôi chúc mừng Việt Namvì đã thành công trong việc giảm nhẹ tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, đồng thời các biện pháp kích thích đã được đưa ra mà không gâynhiều tốn kém”, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, ôngAyumi Konishi, nói với chúng tôi.

Tuy nhiên, ông không quên nhấnmạnh đến mức thâm hụt tài chính lớn và tăng trưởng tín dụng cao, dẫn đến áp lựclạm phát và mất giá đồng nội tệ.

Dự trữ ngoại hối không quá mức báo động

Nếu nhìn vào tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong quý 1/2010, lạm phát tăng8,51% (bình quân); nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại hối giảm...,Việt Nam có ở trong tình thế khó khăn hơn so với các nước khác trong khu vực?

Nhờ nhanh chóng hoạch định và triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, kinhtế Việt Nam bắt đầu phục hồi từ quý 2 năm ngoái, sớm hơn so với nhiều quốc gia.

Vào ngày 25/11, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặtvà Chính phủ tái khẳng định lại chính sách ưu tiên hàng đầu của mình là đảm bảosự ổn định kinh tế vĩ mô.

Chúng tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặtvới những thách thức không giống các quốc gia khác, vốn cũng đang tìmkiếm thời điểm thích hợp để đưa ra “chiến lược tồn tại” từ nhữngbiện pháp kích thích, và chúng tôi không cho rằng tình hình của ViệtNam là khó khăn hơn.

Một dấu hiệu tích cực là sự gia tăng vốn giải ngân FDI. Chúng tôi cũng nghĩ rằngmức dự trữ ngoại hối vào khoảng 12 tuần nhập khẩu hiện vẫn trong tầm kiểm soát,và không có gì là quá mức "báo động”, tất nhiên vẫn cần phải theo dõi chặt tìnhhình.

Giai đoạn phát triển và cơ cấu kinh tế hiện tại của Việt Nam kíchthích dòng chảy ODA và FDI, dẫn đến việc nhập nhẩu thiết bị lớn hơn.Hơn nữa, do giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu Việt Nam rấtnhỏ, việc thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn đòi hỏi nhập khẩu thêm nguyên,nhiên liệu đầu vào và thiết bị.

Nhìn vào chênh lệch giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chínhthức từ hơn 10% vào năm 2009 chỉ còn 3,5% vào tháng 3 năm nay, chúng ta cóthể nhận thấy áp lực lên VND đã được giảm nhẹ.

Giám đốc ADB Việt Nam: “Thắt chặt tiền tệ là cần thiết”

Ông Ayumi Konishi (Ảnh: AP)

Theo ông, vì sao nhập khẩu của Việt Nam tăngmạnh tới trên 37% nhưng xuất khẩu giảm 1,6%trong quý 1? Sự mất cân đối này dẫn đến những hệlụy gì?

Để hiểu tình hình tốt hơn, chúng ta cầnphải xem xét chi tiết từng mặt hàng nhập khẩucũng như xuất khẩu. Như đã nói ở trên, giảingân FDI và ODA dẫn đến việc nhập khẩu lớn hơnvà cũng có yếu tố mùa vụ liên quan đến xuất khẩu.

Việc gia tăng đột biến kim ngạch nhập khẩu vàngvà các mặt hàng dự trữ khác là điều cần quan tâm.Nhưng nếu nó là do gia tăng giải ngân ODA và FDIthì tình hình không đáng báo động.

Theo chúng tôi được biết, thặng dư tài khoản vốncủa Việt Nam lớn hơn thâm hụt tài khoản vãng lai,và khi nào trạng thái này còn tồn tại, chúng tôinghĩ rằng không cần thiết phải quá lo ngại vềvấn đề thâm hụt thương mại.

Vì sao giải ngân FDI tháng 3 lại đạt 1,5 tỷUSD, con số rất cao kể cả đối với giai đoạn kinhtế phát triển mạnh như 2008? Nếu nhìn vào cơ cấuthu hút vốn FDI, các dự án sản xuất thay thếhàng nhập khẩu dường như ngày càng ít đi. Theoông, chính sách thu hút FDI của Việt Nam có vấnđề gì?

Theo tôi, FDI tăng, đặc biệt là giải ngân FDIphản ánh sự đánh giá của nhà đầu tư đối với cơhội kinh doanh tại Việt Nam bao gồm cả cả haitriển vọng: như một thị trường và một địa bànsản xuất tốt.

Chúng tôi không cho rằng việc dòng vốn FDIđầu tư mạnh vào bất động sản là tín hiệuxấu. Bởi vì trong một chừng mực nào đó,Việt Nam vẫn thiếu hụt văn phòng cho thuê, vàFDI vào bất động sản cũng phản ánh triển vọngthị trường du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cónhững lo ngại về tình trạng bong bóng tàisản trong thời gian gần đây.

Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện môi trườngpháp lý cho hoạt động kinh doanh, cũng như cơ sởhạ tầng và nguồn nhân lực có kỹ năng. Đó là tấtcả những vấn đề dài hạn, trong khi sự ổn địnhkinh tế vĩ mô được coi là chìa khóa cho Việt Namđể tiếp tục thu hút/nâng cao dòng vốn FDI.

Thắt chặt tiền tệ là cần thiết

Chính sách lãi suất và tỷ giá thời gian gầnđây có sự thay đổi khi cho áp dụng lãi suất thỏathuận. Theo ông, lạm phát sẽ chịu tác động nhưthế nào từ chính sách này?

Lạm phát khiến người dân kỳ vọng sự suy yếu củaVND, cùng lúc đó, sự mất giá của đồng nội tệcàng làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu bao gồm cảxăng dầu, và kết quả là lạm phát. Đó là lý dotại sao lòng tin của người dân vào sự ổn địnhkinh tế vĩ mô là điều cần thiết để giảm áp lựclạm phát.

Thắt chặt tiền tệ là cần thiết để kiềm chế lạmphát và khôi phục lòng tin thị trường vào sự ổnđịnh của kinh tế vĩ mô Việt Nam. Loại bỏ trầnlãi suất đã thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, vàviệc điều chỉnh tỷ giá VND cũng là cần thiết đểđảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động suôn sẻ.

Liệu Việt Nam có đảm bảo kinh tế vĩ mô ổnđịnh với mức lạm phát có thể lên đến 10% trongnăm nay? Ông có lý giải cụ thể của riêng mình?

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt6,5% cho năm 2010 và 6,8% cho năm 2011, lạm pháttrung bình năm tương ứng ở mức 10% và 8%. Chúngtôi đã giả định rằng Chính phủ sẽ tiếp tục ưutiên cao nhất cho sự ổn định, thông qua cácchính sách kinh tế vĩ mô, và chúng ta cũng cầnlưu ý về độ trễ giữa thời điểm áp dụng chínhsách và tác động của nó đến nền kinh tế.

Khi mà Chính phủ có thể theo đuổi mục tiêu tăngtrưởng cao hơn chắc chắn sẽ đi kèm với áp lựclạm phát, và chúng tôi cho rằng những con số nàytrong năm 2010 và 2011 có thể là hệ quả củachính sách vĩ mô.

Cán cân thanh toán đã được bù đắp

Từ năm 2009 đến nay, ADB, WB... đã có một sốkhoản tín dụng chuyển trực tiếp vào ngân sáchcủa Việt Nam. Xin ông giải thích rõ việc này?

Trong năm 2009, các biện pháp kích thích kinh tếdẫn đến thâm hụt tài chính lớn và những thâm hụtnhư vậy cần thiết được hỗ trợ tài chính.

Ngay cả trước khi năm 2009, cùng với Chươngtrình Tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC), ViệtNam đã được nhận hỗ trợ trực tiếp vào ngân sáchtừ nguồn vốn ODA bởi một số đối tác phát triển.

ADB đã tăng đồng tài trợ cho PRSC từ 25 triệuUSD lên 100 triệu USD và cũng cung cấp một khoảntrị giá 500 triệu USD khác thuộc Quỹ Hỗ trợChống suy thoái theo chu kỳ.

Chúng tôi được biết Ngân hàng Thế giới cũng tănghỗ trợ cho PRSC và áp dụng chính sách giải ngânnhanh dựa trên một khoản vay trị giá 500 triệuUSD. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấpmột gói hỗ trợ ngân sách đặc biệt trị giá khoảng500 triệu USD.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế vừa rồi vớimức lãi suất cao hơn một số nước cùng khu vựcđược lý giải là do cán cân thanh toán của ViệtNam mất cân đối hơn. Quan điểm của ông?

Thâm hụt Ngân sách nói chung và các biện phápkích thích kinh tế nói riêng đã được tài trợ, vàchúng tôi tin phát hành trái phiếu quốc tế củaChính phủ vào đầu năm nay là một hành động phùhợp.

Bởi vì, việc định giá 6,95% được coi làthỏa đáng đối với tình hình thị trường lúcđó, và trong giai đoạn Chính phủ đã cạnkiệt các nguồn lực, không có sẵn nguồn vốnrẻ mà mang lại nhiều thuận lợi hơn.

Và việc phát hành trái phiếu quốc tế đã cảithiện được cán cân thanh toán của đất nước.

Có khuyến cáo rằng Việt Nam nên tăng thu ngânsách để giảm bội chi chứ không nên giảm chi.Theo ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì và chọngiải pháp nào để cân bằng thu chi ngân sáchtrong giai đoạn tới?

Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần làm cả hai cách.Điều này sẽ rất quan trọng để đảm bảo hiệu quảcủa chi tiêu công. Vì ở mức độ nhất định, mộtvài khoản chi tiêu công không được cho là đãđược sử dụng có hiệu suất và hiệu quả nhất,Chính phủ không nên ngần ngại chi tiêu công hợplý.

Đồng thời, rất cần thiết phải nỗ lực tăngkhả năng thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cánhân, không chỉ vì cân nhắc đến hiệu quả thuthuế mà còn bởi tính công bằng của nó.

Theo Anh Quân
Giám đốc ADB Việt Nam: “Thắt chặt tiền tệ là cần thiết”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.