Cân đối giữa tăng trưởng và lạm phát

Dao động trong khoảng 6 6,5% là mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2010 vừa được cáctổ chức nghiên cứu kinh tế dự báo trong tuần qua.

Dao động trong khoảng 6 -6,5% là mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2010 vừa được cáctổ chức nghiên cứu kinh tế dự báo trong tuần qua.

Thậm chí, Ngân hàng Thếgiới (WB), trong dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2010 đã cho rằng, tỷ lệtăng trưởng 6,5% đối với Việt Nam là trong tầm tay. Các chuyên gia WBcũng lạc quan nhận định, Việt Nam đang ra khỏi suy thoái với vị thế tốthơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, dường như các quanngại về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 mà chính các tổ chức nghiên cứunày đưa ra lại không đem lại cảm giác dễ dàng như vậy.

Với mức dự báo 6,5% tăngtrưởng năm 2010, WB cho rằng, khả năng kìm giữ lạm phát vào khoảng 7% theomục tiêu của Chính phủ Việt Nam “là không đơn giản”, khi các yếu tố hậuthuẫn cho mức giá thấp không còn như năm 2009.

Các căng thẳng trên thịtrường ngoại tệ, biến động về lãi suất cũng đang là những rủi ro vĩ mô cầntiếp tục được cảnh báo.

Trong hai kịch bản về kinh tếViệt Nam năm 2010 do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừacông bố cuối tuần trước, thì với kịch bản tăng trưởng kinh tế khoảng 6,3%,lạm phát được dự báo ở mức “thấp” (khoảng 8,5%).

Cân đối giữa tăng trưởng và lạm phát

Kinh tế Việt Nam đang từng bước ổn định

Với kịch bản lạm phát cao hơn(khoảng 10,5%), tốc độ tăng trưởng kinh tế được các chuyên gia VEPR dự báocó thể đạt tới 6,8-6,9%. Tuy nhiên, trong kịch bản tăng trưởng cao này, bấtổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao hơn một con số, thâm hụt thương mại tiếptục tăng, thâm hụt ngân sách tương tự năm 2009 là những yếu tố “đi kèm”.

Cũng phải thấy rằng, tìnhhình thực tế sản xuất - kinh doanh đang có nhiều điều kiện thuận lợi hơn mộtnăm trước đây. Các vấn đề đầu vào - đầu ra của doanh nghiệp dường như khôngquá căng thẳng trong bối cảnh các nền kinh tế thế giới cũng đang chuyển mìnhtheo hướng tích cực.

Trong dự báo tăng trưởng GDPthực tế của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2010, WB đã nâng mức dự báolên 8,7%, cao hơn gần 1% so với mức dự báo tăng trưởng mà WB đưa ra tháng11/2009. Một trong những lý do để có được mức tăng trưởng khả quan này, theoWB, là việc quản lý mức thâm hụt ngân sách, đảm bảo công nợ và nợ nước ngoàiở mức tương đối thấp…

Như vậy, đằng sau câu chuyệnđiều kiện phục hồi kinh tế thuận lợi hơn trong ngắn hạn, điều kiện tiênquyết, hay có thể coi là yếu tố quyết định hướng đi của nền kinh tế Việt Namtrong năm nay, đó là điều hành kinh tế vĩ mô và sự lựa chọn của Chính phủtrong bài toán tăng trưởng. Dường như bài toán đánh đổi tăng trưởng và lạmphát tiếp tục buộc phải đặt ra.

Trong kịch bản tăng trưởngcao mà các chuyên gia VEPR dự báo, kìm giữ lạm phát không được chọn với lýdo việc thắt chặt tiền tệ có thể gây ra nhiều chi phí cho nền kinh tế trongngắn hạn như lãi suất cao, cung tín dụng thấp.

Thế nhưng, khi mức lạm phátcao, những tác động bất lợi tới tín dụng, đầu tư sẽ là rất lớn và phải đượcxem xét một cách cẩn trọng. Bởi cho dù đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng,cũng như đạt được những kết quả cụ thể trong cải thiện mức sống và điều kiệncủa một quốc gia đang phát triển, thì sự tích tụ những bất ổn vĩ mô sẽ khiếntăng trưởng kinh tế trở nên thiếu bền vững.

Theo Bảo Duy
Cân đối giữa tăng trưởng và lạm phát



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.