“Sẽ bơm tiền ra, rút tiền về một cách hợp lý”

Chính phủ yêu cầu NHNN phải điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suất thịtrường nhưng nếu các chủ thể không cùng chia sẻ lợi ích thì liệu thị trường có được bình ổn?

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhànước phải điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suấtthị trường nhưng nếu các chủ thể không cùng chia sẻ lợi ích, chẳng hạn, tổchức kinh tế vẫn mặc cả giá vốn với ngân hàng thì liệu thị trường có đượcbình ổn?
“Sẽ bơm tiền ra, rút tiền về một cách hợp lý”
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước

Xung quanhvấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi vớiông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sáchtiền tệ (Ngân hàng Nhà nước).

Mới đây Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhànước phải điều hành theo hướng “giảm dần mặtbằng lãi suất thị trường”. Ngân hàng Nhà nước xửlý vấn đề này như thế nào?

Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 6/4/2010, Chínhphủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước: “Điều hànhlinh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theonguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mụctiêu phát triển và điều kiện thực tế của thịtrường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sửdụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dầnmặt bằng lãi suất thị trường”.

Điều này được hiểu, Chính phủ mong muốn tăng khảnăng tiếp cận vốn ở mức hợp lý của doanh nghiệp,hộ sản xuất và các tầng lớp dân cư từ hệ thốngngân hàng, nhằm góp phần thực hiện thành công 3mục tiêu mà Nghị quyết 18 đã đề ra là “ổn địnhkinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốcđộ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm2010”.

Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước sẽthực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm ổn định thịtrường nhưng không ảnh hưởng lớn đến lợi ích củacác chủ thể tham gia trên thị trường.

Chẳng hạn, bơm tiền ra - rút tiền về một cáchhợp lý; sử dụng vai trò chủ đạo, điều tiết củacác ngân hàng thương mại nhà nước; xử lý các vấnđề liên quan đến hỗ trợ thanh khoản trong hệthống, nhất là đối với các ngân hàng thương mạiquy mô nhỏ.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nắmgiữ một lượng tiền đồng rất lớn, họ phải hànhđộng như thế nào để thể hiện trách nhiệm “đầutàu” đối với nền kinh tế thay vì đi mặc cả giávốn với ngân hàng?

Tôi cho rằng, trước mắt, các tập đoàn và tổngcông ty phải tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi đểhỗ trợ cho các thành viên để giảm chi phí vayvốn ngân hàng. Mặt khác, họ phải có trách nhiệmgóp phần ổn định thị trường tiền tệ bằng cáchkhông mặc cả giá vốn với ngân hàng và không dịchchuyển nguồn vốn này trên thị trường với các kỳhạn ngắn từ 1 đến 2 tuần, hạn chế thấp nhất việcgây nên những xáo trộn không đáng có.

Vậy còn vai trò “nhà tạo lập thị trường” củanhóm ngân hàng thương mại Nhà nước thì phải nhưthế nào, thưa ông?

Trước hết, họ phải thực hiện cơ chế lãi suấttheo nguyên tắc thị trường, hài hòa lợi ích củachính mình với bên gửi tiền và bên vay tiền. Kèmtheo đó là các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích cólợi để thu hút người gửi tiền nhiều hơn.

Mặt khác, khi có hiện tượng dịch chuyển tiền gửiquá lớn của các tổ chức kinh tế nhà nước trongtrường hợp họ không thực hiện đúng chỉ đạo tạiNghị quyết số 18 về việc góp phần bình ổn kinhtế vĩ mô, phải thông báo kịp thời với các cơquan chức năng để có biện pháp xử lý cụ thể.

Cũng có ý kiến cho rằng, rất có thể khi nhómngân hàng thương mại nhà nước tiên phong giảmlãi suất huy động nhưng bên gửi tiền sẽ rút tiềnở các ngân hàng này, gửi sang ngân hàng khác cómức lãi suất cao hơn, gây nên hiện tượng “vốnchạy lòng vòng” như năm 2008 nhưng điều này làkhông đáng lo.

Bởi lẽ, về nguyên tắc, lãi suất có thể được điềuchỉnh giảm nhưng sẽ không có sự xáo trộn. Bởi vì,mọi sự điều chỉnh giá vốn đều phải dựa trên quanhệ cung cầu vốn.

Cùng đó thì Hiệp hội Ngân hàng nên làm gì?

Hiệp hội phải cùng với các thành viên thống nhấttạo ra một mức lãi suất chuẩn trên thị trường,định giá chuẩn các tài sản, để các thành viênhoạt động xung quanh mức lãi suất đó. Làm sao đóđể cân bằng được lợi ích của các chủ thể khitham gia thị trường tiền tệ cũng như góp phầnbình ổn thị trường.

Phổ biến hiện nay ở các ngân hàng thương mạilà sử dụng hình thức khuyến mại do Bộ CôngThương cấp phép để “lách luật”, đẩy lãi suất huyđộng lên cao, xử lý tình trạng này nên như thếnào, thưa ông?

Có một số trường hợp Bộ Công Thương cấp giấyphép khuyến mại cho các ngân hàng thương mạinhưng không giám sát chặt chẽ việc thực hiện,dẫn đến hiện tượng lợi dụng khuyến mại cạnhtranh thiếu lành mạnh, tạo nên sự xáo trộn trênthị trường.

Vì thế, Bộ Công Thương cần tăng cường giám sátchặt chẽ hơn nữa, nếu phát hiện vi phạm phải xửphạt hành chính và/hoặc áp dụng các hình thức xửlý nghiêm khắc khác, góp phần chung tay với Ngânhàng Nhà nước ổn định thị trường tiền tệ.

Theo ông, chênh lệch giữa “ra - vào” qua ngânhàng thì ở mức nào là hợp lý?

Theo thông lệ thị trường thì mức chênh lệch trênở vào khoảng 3%/năm - 5%/năm. Và hiện nay, lãisuất đầu vào của các ngân hàng thương mại khoảng11%/năm - 11,5%/năm bao gồm cả khuyến mại là phùhợp.

Hiện tại, có nhiều mối quan tâm đến việc Ngânhàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại thựchiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay ngắnhạn, bao giờ Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bảnnày?

Ngân hàng Nhà nước đang trao đổi với Bộ Tư phápđể ban hành văn bản này càng sớm, càng tốt và cóthể trong tuần này chúng tôi sẽ hoàn tất.

Theo Nguyễn Hoài
“Sẽ bơm tiền ra, rút tiền về một cách hợp lý”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.