Chuyên gia WB “hiến kế”: Việt Nam nên tăng lãi suất

“Một năm trước, chúng tôi có thể coi là những ngườiđơn độc khi tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam”.

“Một năm trước, chúng tôi cóthể coi là những người đơn độc khi tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế ViệtNam”.

Phát biểu như trên, chuyên giakinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Martin Rama không quên đúckết trong 7 năm nhiệm kỳ của mình, chưa bao giờ ông bi quan về tình hình củaViệt Nam.

Những phân tích, đánh giá của ông được nghiên cứu và sử dụng trong báo cáo cậpnhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, do WB công bố ngày 7/4, chothấy Việt Nam đã thoát ra khỏi suy thoái với vị thế tốt hơn nhiều so với cácnước trong khu vực, tuy vẫn còn tồn tại những rủi ro vĩ mô như tái lạm phát,căng thẳng ngoại tệ, lãi suất lên cao…

Lực hút vốn ngoại vẫn lớn

Nói về trường hợp Việt Nam, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, ông Vikram Nehru, nhận xét: “Tăng trưởng của Việt Nam trongnăm ngoái, mặc dù chịu những tác động từ cú sốc bên ngoài, vẫn ở tình trạng tốthơn các quốc gia khác”.

GDP năm 2009 của Việt Nam đã tăng 5,3%, có nguyên nhân ngành xây dựng tăngtrưởng cao nhờ chương trình kích cầu tương đối lớn của Chính phủ.

Chi tiêu ngân sách lớn, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, cộng với việc ổn địnhtâm lý cho các doanh nghiệp nhà nước đã khiến tổng đầu tư tăng mạnh trong năm2009, đẩy tỷ lệ đầu tư trên GDP lên tới 42,8%.

Sự phục hồi kinh tế cũng được củng cố trong những tháng gần đây, với GDP tăng6,9% trong quý cuối năm 2009 so với cùng kỳ năm trước. “Tốc độ tăng trưởngkhoảng 6% vào quý đầu năm 2010 cũng là đáng khích lệ”, báo cáo của WB nhận định.

Chuyên gia WB “hiến kế”: Việt Nam nên tăng lãi suất

Theo hai vị chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và tại Việt Nam, cái Việt Nam đang cần là một chính sách tín dụng thắt chặt, với lãi suất tiền đồng được nâng lên tương đương với tốc độ lạm phát

Trong khi đó về căn bản, cân bằng đối ngoại củaViệt Nam khá bền vững tại thời điểm kết thúc năm2009. Xuất khẩu đã giảm 9,7% kim ngạch trong năm2009, nhưng nhập khẩu giảm nhiều hơn, tới 14,7%,giúp cho thâm hụt tài khoản vãng lai giảm xuốngcòn 7,8% GDP (năm 2008 tương đương 11,9% GDP).

Các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ướctính giảm khoảng 13%. Đây là mức giảm không đángkể trong một năm đầy sóng gió, theo đánh giá củaWB. Cũng trong năm 2009, thặng dư tài khoản vốnhầu như đã bù đắp được cho thâm hụt trong tàikhoản vãng lai.

“Việt Nam vẫn là địa điểm tốt để thu hút đồngvốn từ các quốc gia khác”, Martin Rama nói.

Theo chuyên gia này, hiện có khoảng 5.000 tỷ USDcó thể được đổ vào các nền kinh tế, nhưng có rấtnhiều khoản tiền không thanh khoản, đang nằmtrong các tài khoản ngân hàng để chờ đón cơ hộiđầu tư. “Sự ổn định chính là cách để thuyết phụccác quốc gia khác rằng Việt Nam là điểm thu hútđầu tư tốt. Nửa đầu năm nay có thể chưa tốt lắm,nhưng nửa cuối có thể khả quan hơn”.

Ông cũng dự báo, tỷ lệ tăng trưởng 6,5% trongnăm nay là hoàn toàn khả thi.

Chưa thoát nguy cơ lạm phát, thâm hụt

Tuy nhiên, chính việc dựa vào cầu nội địa để hỗtrợ cho hoạt động kinh tế trong năm 2009 đã gâynên những áp lực lên thâm hụt cán cân thanh toán.

Báo cáo của WB lưu ý, hạng mục sai số lớn mộtcách không bình thường trong cán cân thanh toán(chiếm 10% GDP), và hiện tượng mua bán USD vượtra ngoài biên độ chính thức trên thị trường tựdo đã cho thấy một số dấu hiệu có sự mất lòngtin vào đồng nội tệ.

Hàng tỷ USD đã được các hộ gia đình, doanhnghiệp găm giữ với mong muốn bảo toàn giá trịtài sản của họ. Theo Martin Rama, đây là mộttrong các nguyên nhân dẫn đến sai số lớn trongcán cân thanh toán.

Trong khi đó, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lạikể từ quý cuối cùng của năm 2009. “Đổ thêm dầuvào lửa”, giá nguyên vật liệu trên thị trườngquốc tế cũng tăng cao, việc điều chỉnh tỷ giáVND/USD và giá năng lượng đều là những nhân tốlàm cho tỉ lệ lạm phát cao hơn.

Áp lực lạm phát có thể thấy rõ hơn trên thịtrường tài sản, với chỉ số chứng khoán có xu thếđi lên trong nhiều tháng liên tục, giá vàngtrong nước tăng lên và giá đất cũng tăng cao.

Trong khi đó, việc hạ lãi suất xuống quá thấpcũng làm cho các đợt phát hành trái phiếu chínhphủ trở nên kém hấp dẫn. Mặc dù tốc độ giải ngânODA được đẩy nhanh đáng kể và Chính phủ đã rútbớt các khoản tiền gửi tại các ngân hàng thươngmại, song việc bù đắp thâm hụt ngân sách vẫnngày càng trở nên khó khăn hơn.

“Những biến động này cho thấy, chính sách tàikhóa và tiền tệ mở rộng của chính phủ kể từ năm2008 đã sắp đi tới giới hạn. Với nền kinh tếtoàn cầu đang phục hồi tốt hơn nhiều so với năm2009, sắp đến lúc Việt Nam cần rút dần các biệnpháp kích thích kinh tế của mình”, báo cáo củaWB khuyến nghị.

Giải pháp là tăng lãi suất?

Theo hai vị chuyên gia kinh tế trưởng của WB tạikhu vực Đông Á - Thái Bình Dương và tại ViệtNam, cái Việt Nam đang cần là một chính sách tíndụng thắt chặt, với lãi suất tiền đồng được nânglên tương đương với tốc độ lạm phát.

Nêu quan điểm về giải pháp mà Việt Nam có thể sửdụng như “một mũi tên trúng hai đích”, ôngVikram Nehru cho rằng, có một cách có thể giảiquyết vấn đề lạm phát đang gia tăng và thâm hụttài khoản đối ngoại, đó là tăng lãi suất.

“Điều này sẽ đem lại hai kết quả. Thứ nhất, nósẽ làm nguội lại một chút lạm phát. Thứ hai, nósẽ tạo ra dòng vốn quay trở lại nền kinh tế, tạoxu hướng rời bỏ đồng USD để chuyển sang tiền VND,qua đó, dự trữ ngoại hối cũng có cơ hội tích lũylại”, ông cho biết.

Nói rõ hơn quan điểm này, ông Martin Rama giảithích, việc tăng lãi suất đến mức độ hợp lý cóthể kéo dòng tiền quay trở lại các ngân hàng,làm giảm áp lực lạm phát. Hơn nữa, khi người dânvà doanh nghiệp chuyển từ dự trữ USD sang tiềngửi VND cũng làm giảm căng thẳng tỷ giá.

"Tôi nghĩ rằng lãi suất cho vay có thể ở giữamức 12% và 18%/năm, còn lãi suất huy động sẽthấp hơn tương ứng một khoảng đủ để các ngânhàng kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, rất khó nóichính xác là bao nhiêu", ông tính toán.

Theo Anh Quân
Chuyên gia WB “hiến kế”: Việt Nam nên tăng lãi suất



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.