Tiết kiệm để giảm nhập siêu

VN có thể tăng trưởng 6,8% năm 2010 nhưng lạm phátcó thể vượt mức 7% theo chỉ tiêu của Quốc hội.

VN có thể tăng trưởng 6,8% năm2010 nhưng lạm phát có thể vượt mức 7% theo chỉ tiêu của Quốc hội.

Các biện pháp hạn chế nhập siêuriêng lẻ sẽ không đáng kể, Nhà nước nên tiết kiệm hơn trong chi tiêu để giảm bộichi, chống lạm phát - đó là những nhận định và kiến nghị theo báo cáo thườngniên kinh tế VN của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Kinh tế (VEPR),Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra ngày 8-4.

Báo cáo của VEPR nêu rõ đặc điểmđáng lưu ý của VN là những mất cân đối lớn của nền kinh tế đang có khuynh hướngthành... bệnh kinh niên. Đây chính là nguyên nhân những bất ổn, đi liền với sựsuy yếu khả năng thích nghi của nền kinh tế khi hội nhập. Từ thực trạng đó, báocáo thường niên của VEPR khuyến nghị Nhà nước nên có biện pháp tiết kiệm chitiêu hơn để giảm bội chi. Đặc biệt, VN cần tránh tự buộc mình vào quá nhiều mụctiêu trong khi các công cụ chính sách là hữu hạn.

Theo TS Nguyễn Đức Thành - trưởngnhóm làm báo cáo thường niên kinh tế VN của VEPR, “Chính phủ chỉ nên đặt hai mụctiêu quan trọng, đó là lạm phát và bội chi ngân sách”.

Tiết kiệm để giảm nhập siêu

Đánh giá cao báo cáo thường niên của VEPR, TS VũViết Ngoạn - phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốchội - cho rằng hiện VN đưa ra nhiều chỉ tiêu mâuthuẫn nhau khiến đầu năm đưa ra, cuối năm lạiphải tranh luận. “Chính phủ đưa ra mức tăngtrưởng, rồi đưa ra tổng đầu tư xã hội. Như thếlà gián tiếp đưa ra chỉ số hiệu quả đầu tư. Cuốinăm Quốc hội họp có ý kiến thì Chính phủ bảochính Quốc hội đã phê chuẩn. Vì vậy, theo tôi,đúng là không nên đưa ra quá nhiều chỉ tiêu”.

Trao đổi với chúng tôi về giảipháp cụ thể để giải quyết hai bài toán “nóng” đang tác động đến toàn cục nềnkinh tế là nhập siêu và lạm phát, TS Nguyễn Đức Thành khẳng định việc tập trunghạn chế một số mặt hàng xa xỉ là đúng nhưng nó sẽ không thể giúp cải thiện đượcgì đáng kể. Theo ông Thành, hiện nhập khẩu hàng xa xỉ chỉ chiếm chưa tới 5% tổngnhập khẩu của VN. Nếu hạn chế tối đa cũng chỉ giảm được khoảng 1% nhập khẩu.Trong khi đó, nhập siêu của VN phần lớn do cơ cấu nền kinh tế.

“Khả năng sản xuất của chúng tahạn chế, đầu tư rất nhiều thì đương nhiên phải nhập siêu. Đầu tư làm nhà máykhông hiệu quả, khả năng sản xuất không cao khiến VN tiếp tục phải nhập khẩunhiều hơn trong tương lai”. Từ phân tích trên, theo ông Thành, VN cần nâng caohơn nữa hiệu quả đầu tư vào các dự án sản xuất, đặc biệt là tăng tỉ lệ tiết kiệmtrên GDP.

“Chúng ta đang dùng đến 40-44%tổng sản phẩm quốc nội để đầu tư là rất lớn. Chỉ cần tăng hiệu quả đầu tư, giảmchỉ số ICOR 2 điểm, tăng tiết kiệm 3% thì chúng ta có thể giảm nhập khẩu khoảng5%”- ông Thành nói.

Theo C.V.Kình
Tiết kiệm để giảm nhập siêu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.