Hết khủng hoảng, DN vẫn quỵt nợ

Ông V.H.Tr, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản T.C (TP HCM) cho biết, cuối năm 2008, công ty xuất lô hàng cá tra và sò điệp trị giá gần 300.000 USD sang Mỹ cho đối tác quen. Phương thức ký hợp đồng vẫn như các thương vụ trước, thanh toán làm hai đợt, 30% giá trị khi ký hợp đồng, 70% còn lại nhận sau khi giao hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam saukhi giao hàng đã dài cổ đợi mà vẫn không nhận được tiền thanh toán từ đốitác. Phần lớn trường hợp bị quỵt nợ trong giai đoạn khủng hoảng tài chínhquốc tế, đến nay vẫn chưa đòi được.

Ông V.H.Tr, Giám đốc Công tyTNHH Thủy sản T.C (TP HCM) cho biết, cuối năm 2008, công ty xuất lô hàng cátra và sò điệp trị giá gần 300.000 USD sang Mỹ cho đối tác quen. Phương thứcký hợp đồng vẫn như các thương vụ trước, thanh toán làm hai đợt, 30% giá trịkhi ký hợp đồng, 70% còn lại nhận sau khi giao hàng.

Tuy nhiên, đến nay, dù đã 2 - 3 lần sang tận nơi đòi nợ, mỗi lần mất cả chụcnghìn USD nhưng cũng chỉ nhận được những lời hứa hoàn trả trong thời giansớm nhất… Lần gần nhất, ông sang Mỹ thì tá hỏa khi bạn hàng đã chuyển địađiểm, đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền hàng của ông có nguy cơ “bốc hơi”.

Gần đây nhất, Hiệp hội Chếbiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng ra cảnh báo cho các doanh nghiệp hộiviên về một số doanh nghiệp nhập khẩu gian dối, trong đó có Công ty KlionCo.Ltd (nước cộng hòa Panama) và Treasure Group LTD (HongKong), nhập hàng từcuối năm 2008 nhưng đến nay vẫn nợ hơn 2,2 triệu USD.

Hết khủng hoảng, DN vẫn quỵt nợ

Xuất khẩu nhiều mà hợp đồng không chặt chẽ dễ mang vạ vào thân (Ảnh: T.N.Linh)

Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủtịch hiệp hội lương thực Việt Nam, cũng cho biết, hiện có những hợp đồngxuất khẩu gạo trị giá hàng trăm nghìn tấn đã giao cả năm nay nhưng vẫn chưanhận được tiền.

Đa số hợp đồng xuất khẩu củacác doanh nghiệp trong nước bị đối tác tìm cách “quỵt” diễn ra nhiều nhấttrong thời điểm nửa cuối năm 2008, ở hầu hết ngành hàng, với lý do là ảnhhưởng suy thoái kinh tế để hoãn nợ. Ông Võ Đông Đức, Giám đốc Công ty CPthủy sản Cần Thơ, cho biết, do khi đó Việt Nam cũng khó khăn nên không ítdoanh nghiệp dễ dãi khi ký kết hợp đồng.

Thậm chí, ông Nguyễn Đức Thụ,Giám đốc Công ty xuất khẩu hồ tiêu Trường Lộc (TP HCM), cho biết, không ítdoanh nghiệp của Việt Nam bị lừa vì đối tác nhập khẩu không thiếu những“chiêu” ép khiến doanh nghiệp xuất khẩu không những không nhận được tiềnhàng mà còn bị phạt thêm. Cách thức phổ biến là quy định chặt chẽ trong hợpđồng, sau đó đưa ra những lý do về hàng không đảm bảo chất lượng, hàng lỗi.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lương Lê Phương, cáchiệp hội, ngành hàng cần tăng vai trò thẩm định thông tin những đối tácdoanh nghiệp nhập khẩu nhằm hạn chế thiệt hại cho các thành viên. Thêm nữa,doanh nghiệp cần tham khảo thêm ý kiến của Tham tán thương mại Việt Nam tạinước sở tại.

Hình thức giao dịch điện tử đang trở nên phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu do tính tiện lợi, nhanh gọn của nó… Tuy nhiên, do giao dịch qua mạng nên rất khó thẩm định được thông tin của các đối tác, khách hàng. Điều này sẽ khiến các nhà xuất khẩu VN rất dễ gặp phải những đối tác “ma” nếu bất cẩn trong giao dịch và ký kết hợp đồng.

Theo Đăng Thư
Hết khủng hoảng, DN vẫn quỵt nợ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.