Khai thác lợi thế đầu tư ở châu Phi

Mỗi năm châu Phi nhập hơn 1 tỉ USD gạo, trong đó gạo Việt Nam chiếm một nửa. Trong năm năm tới, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam vào châu Phi. Kế đến là hàng dệt may, thuỷ hải sản, càphê…

Trong hội nghị gặp gỡ giữa tham tán thươngmại Việt Nam tại các nước châu Phi với doanh nghiệp (ngày 20.8 do trung tâmXúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM tổ chức), ông Lý Quốc Hùng, vụ trưởngvụ Thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á (bộ Công thương) đánh giá, châu Philà thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam mở hướng xuất khẩu trongtương lai.

Mỗi năm châu Phi nhập hơn 1 tỉUSD gạo, trong đó gạo Việt Nam chiếm một nửa. Trong năm năm tới, gạo vẫn là mặthàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam vào châu Phi. Kế đến là hàngdệt may, thuỷ hải sản, càphê…

Nhu cầu của người dân ở 54 quốcgia châu Phi còn rất cao, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tập trung xuấtở hơn mười nước. Doanh nghiệp có thể khai thác thêm một kênh xuất khẩu khác sangchâu Phi là bán hàng viện trợ cho các tổ chức quốc tế hoặc các tập đoàn lớn củachâu Âu, Mỹ viện trợ nhân đạo cho châu Phi. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,vụ Thị trường châu Phi - Tây Á - Nam Á đã mở cổng thương mại Việt Nam - châu Phiwww.vinafrica.com.vn.

Khai thác lợi thế đầu tư ở châu Phi
(Ảnh: brandco.vn)

Các tham tán thương mại cho rằng,cách thâm nhập thị trường châu Phi ít rủi ro và tận dụng nhiều ưu đãi nhất làđầu tư sản xuất tại các nước châu Phi, cung cấp hàng hoá tại chỗ. Doanh nghiệpdệt may hợp tác đầu tư với châu Phi tận dụng nguồn bông tại chỗ, công lao độngthấp, xuất sản phẩm sang Mỹ và EU được miễn hạn ngạch và miễn thuế nhập khẩu.

Các nước Nam Phi, Tanzania, BờBiển Ngà, Senegal có nguồn gỗ nguyên liệu phong phú trong khi công nghiệp chếbiến gỗ chưa phát triển, nên thường xuất gỗ nguyên liệu sang châu Âu và nhập trởlại đồ gỗ thành phẩm. Đầu tư vào chế biến gỗ ở các nước trên, doanh nghiệp cóthể sản xuất đồ gỗ tại chỗ hoặc đưa gỗ sơ chế về nước.

Khai thác lợi thế đầu tư ở châu Phi

Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiềunhất từ châu Phi là hạt điều thô (106,8 triệu USD năm 2009). Trong khi các nướcchâu Phi không có khả năng đầu tư nhà máy chế biến hạt điều thì đây là lĩnh vựccó thể mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp Việt Nam.

Thương vụ Nam Phi đề nghị, doanhnghiệp ngành dược nên nghiên cứu lập liên doanh sản xuất dược phẩm đặt ở Nam Phivì hiện nay nhu cầu thuốc ở châu Phi rất lớn, nhiều loại thuốc họ nhập từ châuÂu với giá cao hơn nhiều so với giá thuốc cùng loại mà Việt Nam sản xuất được.Đồ nhựa gia dụng cũng là ngành nên đầu tư sản xuất tại chỗ vì nhu cầu mua sắmmặt hàng này ở châu Phi còn rất lớn.

Theo Các Ngọc
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.