Lại lách trần lãi suất tiền gửi USD

Đường cong lãi suất tiền gửi USD đang bị kéo thẳng ở các kỳ hạn thì việc láchtrần lãi suất huy động USD lại xuất hiện. Đây là biểu hiện cung cầu vốn USDcủa nhiều ngân hàng thương mại đang bị lệch.

Đường cong lãi suất tiền gửi USD đang bị kéo thẳng ở các kỳ hạn thì việc láchtrần lãi suất huy động USD lại xuất hiện. Đây là biểu hiện cung - cầu vốn USDcủa nhiều ngân hàng thương mại đang bị lệch. Tình hình này có thể làm gia tăngthêm áp lực lên tỷ giá USD/VND thời gian tới.

Nhằm triệt tiêu động lực nắm giữ ngoại tệ của cá nhân, doanh nghiệp, trong sáutháng đầu năm, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành hai thông tư (số 09 và số14) hạ trần lãi suất tiền gửi USD xuống mức 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/nămđối với doanh nghiệp.

Lo mất khách hàng

Việc liên tục ép hạ trần lãi suất tiền gửi USD trong mấy tháng đầu năm đã pháthuy tác dụng, rất nhiều người dân đã chuyển tiết kiệm từ USD sang VND để hưởnglãi suất cao hơn. Một số ngân hàng thương mại đã giảm mạnh lãi suất huy động USD(có ngân hàng giảm chỉ còn 0,5%/năm).

Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, đầu tháng 7,tình hình đã thay đổi. Rất nhiều ngân hàng thương mại kéo thẳng đường cong lãisuất tiền gửi USD từ kỳ hạn 1 tháng đến 13 tháng về cùng mức 2%/năm. Một số ngânhàng thương mại tung ra các chương trình khuyến mãi (tặng quà) để thu hút kháchhàng.

Hiện tượng lách trần lãi suất huy động USD lại xuất hiện. Bảng niêm yếtvẫn đề 2%/năm, nhưng nhân viên trao đổi miệng thì cho biết sẽ trả cho khách từ 3- 3,5%/năm tuỳ số lượng USD gửi. Diễn biến cho thấy cung- cầu vốn ngoại tệ củacác ngân hàng thương mại đang bắt đầu có vấn đề.

Theo số liệu từ NHNN, tính đến giữa tháng 6.2011, huy động vốn bằng ngoại tệ chỉtăng 8,9% so cuối năm 2010, trong khi đó tốc độ tăng tín dụng bằng ngoại tệ lêntới 22,4%.

Vốn tiết kiệm ngoại tệ của dân cư chiếm khoảng 70%/tổng vốn huy động ngoại tệcủa các ngân hàng, xu hướng chuyển mạnh tiết kiệm sang tiền đồng trong sáu thángđầu năm đang khiến cho nguồn tiền gửi ngoại tệ tăng chậm lại.

Lại lách trần lãi suất tiền gửi USD

Bên cạnh đó cóthông tin lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp nhà nước bán cho ngân hàng khôngđược như kỳ vọng. Nhiều ngân hàng thương mại đang lo ngại không có đủ nguồn vốnhỗ trợ nhu cầu USD để thanh toán cho đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp,thanh toán các hợp đồng hàng hoá nhập khẩu, và nhu cầu tiêu dùng dân cư nhữngtháng cuối năm. Thiếu ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng đồng nghĩa vớiviệc tăng nguy cơ mất khách hàng vào tay các ngân hàng khác có nguồn cung ngoạitệ tốt. Đây là tình trạng không ngân hàng thương mại nào muốn.

Nhu cầu vay USD tăng do lãi suất USD thấp

Một nguyên nhân nữa khiến cầu vốn ngoại tệ tiếp tục tăng là do quan hệ tín dụngngoại tệ vẫn đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Về phía doanhnghiệp, vay USD rẻ hơn vay VND (lãi suất vay USD hiện chỉ từ 6 - 8,5%/năm, trongkhi đó lãi suất vay VND từ 18 - 26%/năm).

Phía ngân hàng thương mại thì việcNHNN áp trần lãi suất tiền gửi USD khiến giá đầu vào của các ngân hàng thấp hẳnso với trước (2% so với 5% đến 6,5%). Do đó, chênh lệch lãi suất ngoại tệ đầuvào (huy động) và lãi suất ngoại tệ đầu ra (cho vay) của ngân hàng thương mạikhá cao. Ví dụ, Vietcombank trả lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn từ 1 - 12 tháng là2%/năm, trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng này là 7,3%/năm, lãisuất cho vay dài hạn là 8,3%/năm.

Quyết định áp dụng trần lãi suất tiền gửi cũng như tăng dự trữ bắt buộc đối vớingoại tệ của NHNN trong sáu tháng đầu năm được xem là biện pháp buộc ngân hàngthương mại giảm lãi suất huy động và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ. Mục đíchcủa NHNN khiến cho người dân/tổ chức thấy nên chuyển gửi bằng USD sang VND, tăngthanh khoản VND cho các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện giảm lãi suất VND.Tuy nhiên, do chưa giảm được lãi suất VND nên nhu cầu vay ngoại tệ vẫn tiếp tụctăng. Một khi cung - cầu ngoại tệ chênh lệch thì sự cạnh tranh huy động vốn bằngcách lách trần tất yếu xảy ra.

Dự báo lạm phát năm 2011 ở mức 15 - 17% cộng với lãi suất huy động USD tăng đãkhiến người gửi tiền bắt đầu tính toán về mức lãi suất thực dương trong việc sửdụng đồng tiền nào để gửi ngân hàng.

Chưa thể khẳng định hiện tượng lách trầnlãi suất tiền gửi USD hiện nay có dẫn đến cuộc đua lãi suất gay gắt sắp tới haykhông nhưng hiện tượng này ít nhiều cho thấy một lần nữa các biện pháp can thiệphành chính vào lãi suất không đạt được kỳ vọng khi chưa giải quyết được đồngthời, căn bản các yếu tố thị trường. Việc tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ có thểthu hút được vốn vào ngân hàng, nhưng cũng gia tăng thêm áp lực đến tỷ giáUSD/VND thời gian tới.

Theo Trí Dũng
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.