Ngoại tệ DNNN bán cho Ngân hàng không nhiều

Số ngoại tệ mà các tổ chức tín dụng có thể mua được từ các DNNN chỉ vàokhoảng 1,2 đến 1,3 tỷ USD. Không hy vọng tất cả lượng 1,6 tỷ USD được bán chocác NH.

Số ngoại tệ mà các tổ chức tín dụng có thể mua được từ các DNNN chỉ vàokhoảng 1,2 đến 1,3 tỷ USD. Không hy vọng tất cả lượng 1,6 tỷ USD được bán chocác NH.

Ngày 4/7 là ngày thứ ba kể từ khi quy định các DNNN phải bán ngoại tệ cho ngânhàng có hiệu lực thi hành. Đây được xem là chủ trương tích cực nhằm giảm tìnhtrạng găm giữ ngoại tệ của các DN.

Tuy nhiên, theo ý kiến từ các thành viên thị trường thì lượng ngoại tệ mua đượctừ các DNNN sẽ không tăng đột biến và không dồi dào như kỳ vọng.

Tại Ngân hàng SHB, không cần chờ đến khi quy định của NHNN có hiệu lực thì trướcđó cả tháng, các DNNN đã rục rịch bán ngoại tệ cho ngân hàng. Cụ thể trong quý2, lượng ngoại tệ mà SHB mua được từ DNNN đã tăng gấp 2 lần so quý 1. Chính vìvậy, lượng tiền gửi ngoại tệ của các DNNN tại Ngân hàng cũng không còn nhiều. Dođó, lượng ngoại tệ thực mua được từ các DN này sau ngày 1/7 sẽ là không đáng kể.

Ông Lê Đăng Khoa, Phó TGĐ Ngân hàng SHB cho biết: “Từ 1/7 chỉ còn 10 đến 15%tổng lượng tiền gửi ngoại tệ tại SHB, lượng 10 đến 15% này không lớn. Sau khitrừ đi các nghĩa vụ thanh toán, hoặc kế hoạch thanh toán thì lượng ngoại tệ nàychỉ còn 4 đến 5% bán cho SHB và lượng này là nhỏ”.

Ngoại tệ DNNN bán cho Ngân hàng không nhiều
Lượng ngọai tệ của DNNN bán cho ngân hàng chỉ khỏang hơn 1 tỷ USD (Ảnh minh họa)

Thực tế tại SHB cũng là tình trạng chung ở các ngân hàng thương mại khác. Dovậy, nhìn ra toàn hệ thống, lượng ngoại tệ mua được từ các DNNN cũng được dự báolà không mấy dồi dào.

Ngân hàng Nhà nước trong một lần đột xuất yêu cầu các ngân hàng thương mại thốngkê lượng ngoại tệ tiền gửi của 78 DNNN vào tháng 3 vừa qua đã thu được kết quả:Tổng số tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản của các DN này là 1,6 tỷ USD. Tuynhiên, các chuyên gia cho rằng, sẽ không hy vọng tất cả lượng 1,6 tỷ USD nàyđược bán cho các ngân hàng.

Ông Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV: “1,6 tỷ khôngnhiều vì họ không phải bán hết 100% theo quy định của Thông tư 13 này vì doanhnghiệp được, tổng công ty được phép giữ lại một phần sau khi họ cân đối nhu cầungắn hạn họ dự tính được và họ được phép giữ lại số tiền đó. Tôi đang dự kiến cókhoảng 20-25% nhu cầu ngắn hạn đó, khoảng 1,2 đến 1,3 tỷ USD bán lại cho ngânhàng”.

Đấy là chưa tính đến việc, con số 1,6 tỷ USD sẽ giảm bớt khi mà xu hướng chuyểnUSD sang thành VNĐ để gửi đã trở nên rõ nét trong thời gian qua. Lý do là bởilãi suất tiền gửi USD cao nhất áp dụng với các tổ chức hiện chỉ còn là 0,5%/năm.Chính vì vậy, lượng USD mà các DNNN nắm giữ sẽ không còn nhiều.

Ông Lê Đăng Khoa, Phó TGĐ Ngân hàng SHB: “Khi bắt đầu thực hiện Thông tư 13 thìcác Tập đoàn Tổng công ty Nhà nước đã bắt đầu chuyển dần sang VNĐ, không phải1/7 mới chuyển sang, lượng mua được từ các Tập đoàn tuy rằng có tăng nhưng khôngnhiều mà thấp hơn nhiều so với con số 1,6 tỷ USD”.

Theo Trần Hà
VTV



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.