“Làm giá”, giao dịch ảo đẩy giá đất Hà Nội lên cao

Tuy nhiên, biến động về lượng giao dịch và việc tăng giá có sự không đồng đều giữa các khu vực. Phía Tây, giá bất động sản tăng đều đặn từ trước khi có quyết định sáp nhập Thủ đô Hà Nội cho đến nay, trong khi các khu vực còn lại mới tăng trở lại từ đầu quý I2010.

Xuất hiện tình trạng “làm giá”, tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá BĐSlên cao, nhất là tại các khu vực huyện Thạch Thất, huyện Ba Vì… Hầu hết cácgiao dịch, mua bán BĐS tại khu vực xa trung tâm mang mục đích đầu tư, kiếmlời…

Đó là những nội dung trong báo cáo cuả Chính phủ gửi Quốc hội về “Tình hìnhthị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội”.

Mua đi bán lại giữa… những người đầu cơ

Theo báo cáo, từ quý III/2009 tại khu vực Hà Nội có sự tăng giá mạnh ở tấtcả các mảng thị trường nhà ở, giá nhà đất liên tục được điều chỉnh và tăngkhoảng 15 - 20% so với quý II/2009. Đặc biệt sang nửa cuối quý I và đầu quýII/2010 giá cả bất động sản được đẩy lên cao, tăng bình quân 30%, có khu vựctăng hơn 40% so với quý IV/2009.

Tuy nhiên, biến động về lượng giao dịch và việc tăng giá có sự không đồngđều giữa các khu vực. Phía Tây, giá bất động sản tăng đều đặn từ trước khicó quyết định sáp nhập Thủ đô Hà Nội cho đến nay, trong khi các khu vực cònlại mới tăng trở lại từ đầu quý I/2010.

Lượng giao dịch và giá chuyển nhượng được chào bán trên thị trường tự do cácloại đất thổ cư, đất cây lâu năm đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất,trong đó có các địa điểm đang được xem xét quy hoạch tăng mạnh trong quý Ivà đầu quý II/2010.

Tuy vậy, giao dịch chủ yếu là mua đi bán lại giữa những người đầu cơ vớinhau. Số thuế thu được từ chuyển nhượng bất động sản tại khu vực ngoại thànhkhông lớn. Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm, số thuếthu được tại 4 huyện Quốc Oai, Thường Tín, Ba Vì, Thạch Thất là hơn 7,6 tỷđồng.

“Làm giá”, giao dịch ảo đẩy giá đất Hà Nội lên cao

Đất Hà Nội vẫn nóng nhất ở phía Tây (Ảnh minh hoạ: GĐ)

Đặc biệt, đã xuất hiện tình trạng “làm giá”, tung tin đồn, giao dịch ảo đểđẩy giá BĐS lên cao, nhất là tại các khu vực huyện Thạch Thất, huyện Ba Vì.Ngoài ra, hầu hết các giao dịch, mua bán BĐS tại khu vực xa trung tâm chủyếu với mục đích đầu tư, kiếm lời chứ không phải vì nhu cầu thực sự cần cóchỗ ở.

Sau một thời gian ngắn tăng với tốc độ cao, số lượng giao dịch và giá chàobán đã giảm từ giữa tháng 5 đến nay.

Mua bán theo tin đồn, tâm lý đám đông

Lý giải về nguyên nhân giá đất tăng cao, báo cáo của Chính phủ cho rằng, nhucầu về BĐS nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, dịch vụ thương mại, côngtrình văn phòng, khách sạn tại Hà Nội là rất lớn, trong khi đó nguồn cungcủa thị trường không đủ đáp ứng.

Riêng về nhà ở trong khoảng 2 năm trở lại đây có ít khu đô thị mới quy môlớn được triển khai. Cung không đủ cầu dẫn đến giá BĐS tăng.

Đầu tư vào BĐS vẫn được cho là kênh đầu tư an toàn, có lợi nhuận cao, trongkhi các kênh đầu tư khác như đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng bị hạn chế hoặckhông ổn định, nhiều ngân hàng không nhận gửi tiết kiệm bằng vàng, vì vậyngười dân dồn tiền để đầu tư BĐS.

Việc triển lãm lấy ý kiến rộng rãi nhân dân theo quy định của pháp luật vềQuy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng tácđộng tới người dân.

Các công trình giao thông lớn xung quanh Thủ đô, kết nối trung tâm TP vớicác vùng xung quanh đã và đang được triển khai mạnh mẽ, thuận lợi cho việcđi lại.

Việc đầu cơ, kích giá, “làm giá” ảo của giới đầu cơ, tâm lý mua bán theo“tin đồn”, “tâm lý đám đông” của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng là một trongnhững nguyên nhân để đẩy giá BĐS lên cao.

Việc chưa có quy định chặt chẽ về điều kiện chuyển nhượng các loại đất trồngcây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất vườn có một phần đất ở khiến các loạiđất này được chuyển nhượng một cách dễ dàng, số lượng giao dịch nhiều hơncác loại đất nông nghiệp khác và gây khó khăn cho công tác quản lý.

Chính phủ cho biết, sẽ sớm hoàn thành công tác quy hoạch Thủ đô, tổ chức thông tin tới toàn xã hội về lộ trình hình thành, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng để người dân nắm bắt được thông tin. Tiếp đó, triển khai ngay công tác lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội.

Tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin tới người dân tại khu vực quy hoạch, các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư thực sự. Rà soát các quy định của pháp luật về đất đai để có quy định cụ thể về điều kiện chuyển nhượng các loại đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất vườn có một phần đất ở.

Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra tình hình chuyển nhượng đất đai, đặc biệt tại các địa điểm đang xem xét quy hoạch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, tung tin thất thiệt, lừa đảo kiếm lời bất chính…

Theo Cấn Cường
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.