Ngân hàng đối mặt với tăng vốn

Thời điểm 31122010 làhạn chót để các ngân hàng cổ phần phải tăng vốn lên ít nhất 3.000 tỉ đồngtheo đúng luật định. Đây là một thách thức với nhiều ngân hàng.

Thời điểm 31-12-2010 làhạn chót để các ngân hàng cổ phần phải tăng vốn lên ít nhất 3.000 tỉ đồngtheo đúng luật định. Đây là một thách thức với nhiều ngân hàng.

Hiện trong số 39 ngân hàng(NH) cổ phần có đến 20 NH có vốn điều lệ dưới 3.000 tỉ đồng, song đều đã cóphương án tăng vốn theo hướng phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữuvới giá 10.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá).

Thị trường không thuận lợi

Một số ý kiến cho rằng trongbối cảnh thị trường chứng khoán chưa có xu hướng đi lên rõ rệt nên NH chàobán cổ phiếu chưa chắc đã thành công 100%. Phần lớn giá cổ phiếu những NH cómức vốn dưới 2.000 tỉ đồng trở xuống như Phương Đông, Phương Nam, Nam Á,Việt Á... chỉ ở mức 12.000 - 13.000 đồng/cổ phiếu.

Khi NH phát hành thêm hàng trăm triệu cổ phiếu, thị trường sẽ bị pha loãng.Giá cổ phiếu của NH chưa niêm yết có thể  xuống dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổphiếu.

Trong khi đó, trên thị trường OTC, cổ phiếu của nhiều NH gần như không cógiao dịch. Nhà đầu tư muốn chuyển cổ phiếu thành tiền không biết bán cho ai.Ngoài ra, NH luôn đứng trước áp lực tỉ suất lợi nhuận so với mức vốn 3.000tỉ đồng, tỉ lệ chia cổ tức chỉ 8% -10%, thấp hơn lãi suất tiết kiệm, khó thuhút nhà đầu tư mua cổ phiếu.

Ngân hàng đối mặt với tăng vốn

Các ngân hàng phải gấp rút hoàn thành việc xây dựng kế hoạch tăng vốn trong quý I/2010 (Ảnh: tintuc.timnhanh.com)

Để tăng vốn thành công, cácNH chỉ biết trông cậy vào đối tác chiến lược, bởi đối tượng này thường nắmgiữ 60% - 70% số lượng cổ phiếu của một NH.

Giả sử các cổ đông chiến lược mua 60% số lượng cổ phiếu phát hành nhưng cáccổ đông khác không tiêu hóa hết số cổ phiếu còn lại, buộc các NH tính đếnviệc bán thêm cổ phiếu cho cổ đông lớn; hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổiđể bổ sung vốn điều lệ.

Lên sàn chưa chắc khả thi

Các chuyên gia chứng khoáncho rằng không dễ thực hiện những giải pháp trên vì NH phải mất ít nhất 12tháng, trong khi thời hạn tăng vốn chỉ còn 8 tháng.

Một giải pháp khác là NH sẽ thuê công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cổphiếu thêm. Thế nhưng, công ty chứng khoán chỉ “bao tiêu” cổ phiếu khi sứckhỏe NH đó thật sự tốt, có tiềm năng tăng trưởng. Còn việc vay vốn NH bạn làkhông khả thi vì NH này chỉ được vay NH khác không quá 20%/số vốn huy độngtừ tổ chức và dân cư.

Do cổ phiếu trên sàn có tínhthanh khoản cao và thường tăng giá ngay thời điểm niêm yết nên không ít NHgắn liền phương án phát hành cổ phiếu với việc lên sàn, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc chào bán cổ phiếu; thậm chí niêm yết cổ phiếu rồi mới tính đếnviệc tăng vốn mà điển hình là NH miền Tây (Western Bank).

Tuy vậy, bài học của NH SàiGòn - Hà Nội (SHB), cho thấy sau một năm lên sàn SHB vẫn chưa hoàn tất mụctiêu tăng vốn lên trên 3.000 tỉ đồng. Mặt khác, không phải NH nào cũng đượcNH Nhà nước đồng ý lên sàn, nhất là những NH trong 2 năm gần đây thường gặpkhó khăn về thanh khoản, mà biểu hiện của nó là chạy đua lãi suất tiết kiệm,huy động vốn bằng mọi giá.

Giàu tiềm năng, dễ tăng vốn

Theo TS Lê Vũ Nam, chủ nhiệm ngành luật tài chính - chứng khoán - ngân hàng, Khoa Kinh tế ĐH Quốc gia TPHCM, các NH tuyên bố lên sàn chẳng qua tạo hưng phấn cho nhà đầu tư mua cổ phiếu. Ông Nam cho rằng NH nào có nhiều đối tác chiến lược, đặc biệt là NH có đối tác nước ngoài, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2, giàu tiềm năng tăng trưởng trong 1 - 2 năm tới sẽ tăng vốn thành công. Bởi cổ đông chiến lược là đối tượng nắm giữ cổ phiếu dài hạn, trong khi đó  cổ phiếu NH đã “béo phì” nhiều năm trước và hiện đang “giảm cân” nên cần có thời gian để tăng trở lại.

Theo Thy Thơ
Ngân hàng đối mặt với tăng vốn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.