Bất ổn thị trường liên ngân hàng: Thanh tra là đủ?

Ngày 183, Ngân hàng Nhà nước phát đi “thông điệp”sẽ thanh tra tổ chức tín dụng có tỷ lệ vốn huy động trên thị trường 2 lớn hơn20% vốn huy động trên thị trường 1.

Ngày 18/3, Ngân hàngNhà nước phát đi “thông điệp” sẽ thanh tra tổ chức tín dụng có tỷ lệ vốn huyđộng trên thị trường 2 lớn hơn 20% vốn huy động trên thị trường 1.

Có gì bất thường, khiến Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra động thái khá đặc biệtnhư vậy?

Vì sao phải thanh tra?

Mặc dù bản tin trên phát đi ngắn gọn và giống bất kỳ một hoạt động nghiệp vụ đơnthuần từ cơ quan điều hành nhưng thực tế, đó được coi là động thái kiểm soát vàchấn chỉnh lại trật tự trên thị trường liên ngân hàng (hay còn gọi là thị trường2) vốn đang lộn xộn từ lâu nay.

Theo ông Đào Trọng Khanh, Tổng giám đốc TienPhongBank, cứ hình dung, nguồn vốncủa các ngân hàng được huy động từ nhiều nơi nhưng quan trọng và ổn định nhấtvẫn là từ dân cư và tổ chức kinh tế, hay còn goi là thị trường 1.

Song song, các ngân hàng thương mại còn kinh doanh trên thị trường liên ngânhàng (tức thị trường 2) thông qua hoạt động vay mượn lẫn nhau để bù đắp khithiếu thanh khoản tạm thời do tài trợ cho các nhu cầu thanh toán hay đảm bảo tỷlệ dự trữ bắt buộc… nhưng mang tính cấp bách và ngắn hạn.

Đã là kinh doanh ngân hàng thì lúc nào cũng phát sinh nhu cầu vốn nhưng nếu huyđộng tốt trên thị trường 1 thì ngân hàng không lạm dụng vốn huy động trên thịtrường 2 và ngược lại.

Việc phân định rõ chức năng, bản chất từng thị trường như vậy nhằm hướng nguồnlực tài chính từ các định chế tài chính trung gian đến với sản xuất kinh doanh,tạo thêm nhiều giá trị của cải cho xã hội; đồng thời, giữ vững an toàn hệ thốnghoạt động của các ngân hàng.

Bất ổn thị trường liên ngân hàng: Thanh tra là đủ?

Đã là kinh doanh ngân hàng thì lúc nào cũng phát sinh nhu cầu vốn nhưng nếu huy động tốt trên thị trường 1 thì ngân hàng không lạm dụng vốn huy động trên thị trường 2 và ngược lại (Ảnh: Quang Liên)

Trở lại với động thái thanh tra nói trên, ôngNguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ(Ngân hàng Nhà nước) lý giải: phải làm như vậylà bởi Ngân hàng Nhà nước đã nhìn thấy những mốilo từng xảy ra trong các năm 2006 và 2007.

Thời điểm đó, một số ngân hàng quy mô nhỏ, hoặcmới chuyển đổi mô hình, do sai lầm từ định hướngkinh doanh nên quá tập trung vào cho vay vớimong muốn tạo ra sự đột biến trong tăng trưởngquy mô, hoặc tài trợ cho những lĩnh vực đầu tưmạo hiểm.

Sự việc thái quá đến mức lãi suất trên thịtrường liên ngân hàng có thời điểm vọt tới hàngchục phần trăm/năm. Gặp lúc thanh khoản bất ổn,khá nhiều ngân hàng lâm vào khó khăn và nguy cơmất ổn định cả hệ thống trở thành hiện thực…

Còn hiện tại, đang có những ngân hàng thương mạido huy động vốn trên thị trường 1 bị hạn chế đãsử dụng nguồn vốn huy động trên thị trường 2 chovay thị trường 1, tạo ra những rủi ro tiềm ẩncho cả hệ thống. Đáng chê trách hơn, có những“ông chủ” cùng một lúc nắm mấy ngân hàng đã tiếnhành giao dịch “đan chéo” lẫn nhau trên thịtrường liên ngân hàng, gây nên tình trạng lộnxộn.

“Việc thanh tra trên là rất cần thiết nhằm xemcấu trúc nguồn vốn ngân hàng thương mại có antoàn hay không và nếu không an toàn, Ngân hàngNhà nước sẽ áp dụng những biện pháp hạn chế hoạtđộng đối với họ. Và điều này còn gián tiếp thúcđẩy các ngân hàng chuyên cho vay trên thị trườngliên ngân hàng thay đổi hành vi, tích cực hướngdòng vốn nhiều hơn đến thị trường 1”, ông Bảonhấn mạnh.

Giải quyết vấn đề từ nhiều phía

Một băn khoăn đặt ra, nếu thị trường 1 luôn đemlại sự ổn định, phát triển bền vững cho ngânhàng thì tại sao họ không chú trọng phát triểnkênh vốn này mà lại “kiếm ăn trên lưng của nhau”ở thị trường 2? Như vậy, sự bất thường đang ởthị trường 1 chứ không chỉ ở thị trường 2?

Ông Đào Trọng Khanh nhận xét rằng, dòng vốn từthị trường 1 hiện nay chưa thực sự phát triểnbền vững là một thực tế và điều này xuất phát từnhiều yếu tố nhưng trước hết là do mạng lướicũng như các kênh tiếp cận nguồn vốn trên thịtrường 1 của các ngân hàng bị hạn chế.

Trên thị trường, ngoài 4 ngân hàng thương mạilớn của nhà nước như Agribank, BIDV, VietinBank,Vietcombank có hệ thống mạng lưới rộng rãi hàngnghìn điểm thì số ngân hàng sở hữu mấy trăm điểmhiện diện thương mại như Sacombank hay ACB làkhông nhiều. Thay vào đó, chủ yếu trên thịtrường là mỗi ngân hàng sở hữu khoảng vài trămđến vài chục điểm hiện diện thương mại.

Tiếp theo, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiệnnay chưa đủ sức hấp dẫn dòng tiền từ thị trường1 chảy vào ngân hàng như mong đợi. Trong khi đó,các kênh đầu tư khác (chứng khoán, vàng) lạicạnh tranh rất dữ dội đối với kênh đầu tư tiềngửi, khiến người dân trước lúc mang tiền đếnngân hàng luôn so đo hơn thiệt.

Còn theo nhận xét của bà Dương Thu Hương, Tổngthư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thì một yếutố khác không kém phần quan trọng trong việcthúc đẩy thị trường 1 hoạt động ổn định là địnhhướng và chỉ đạo của hội đồng quản trị và banlãnh đạo.  Nếu chỉ nhìn thấy những mục tiêu ngắnhạn thì họ sẽ chỉ tập trung vào huy động và chovay vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro; còn nếu họxác định một tầm nhìn chiến lược dài hơi và bềnvững thì họ tập trung vào thị trường 1.

Ông Bảo cho rằng, trong kinh doanh ngân hànghiện nay, nếu ngân hàng nào biết kiềm chế hammuốn tăng trưởng nóng, triển khai nhiều hoạtđộng nghiệp vụ ở thị trường 1 thì ngân hàng đóphát triển bền vững.

Còn một vấn đề nữa liên quan đến ổn định thịtrường 1, đó là quy định của Ngân hàng Nhà nướcvề việc mở rộng mạng lưới ngân hàng thương mạitheo kiểu lấy vốn điều lệ làm chuẩn. Quy địnhnày được hiểu “nôm na” là giả định một ngân hàngthương mại có 2 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, nếumở ở đô thị chỉ được 10 chi nhánh và ở nông thônlà 20 chi nhánh (mỗi chi nhánh ở đô thị tươngđương 200 tỷ đồng và ở nông thôn là 100 tỷ đồng).

Do đó, ngân hàng thương mại muốn thêm chi nhánhthì phải… “thêm” vốn điều lệ và chừng nào vốnđiều lệ chỉ giữ ở mức 2.000 tỷ đồng như ví dụtrên thì chỉ có thế.

“Quy định như vậy là cứng nhắc, những ngân hàngnhỏ như chúng tôi không phải lúc nào muốn tăngvốn điều lệ là có thể!”, Tổng giám đốc một ngânhàng nói.

Như vậy, phải chăng để thị trường 1 phát triểnbền vững, ngoài các yếu tố ổn định vĩ mô đểhướng tới lãi suất thực dương cho bên gửi tiền,xác định chiến lược phát triển bền vững của cácngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước nênbớt cứng nhắc, tạo điều kiện nhiều hơn cho cácngân hàng thương mại quy mô nhỏ hoặc mới ra đờimở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch?

Bởi xét cho cùng, khi mạng lưới không được mởrộng thì mong muốn huy động tốt ở thị trường 1chẳng khác nào... đánh đố.

Theo Nguyễn Hoài
Bất ổn thị trường liên ngân hàng: Thanh tra là đủ?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.