Kìm nén lãi suất: Mọi người cùng khổ

Bỏ trần lãi suất, có người được lợi, có người bịthiệt nhưng về tổng thể nền kinh tế sẽ được lợi chung khi dòng vốn được khaithông, từ đó tạo thêm công ăn việc làm, thêm hàng hóa cho xã hội.

Bỏ trần lãi suất, có ngườiđược lợi, có người bị thiệt nhưng về tổng thể nền kinh tế sẽ được lợi chung khidòng vốn được khai thông, từ đó tạo thêm công ăn việc làm, thêm hàng hóa cho xãhội.

Thế nhưng, tự do hóa lãi suất vẫncòn là mục tiêu phấn đấu, vì thế cả người gửi tiền và doanh nghiệp đang chịuthiệt.

Người vay, gửi cùng bức xúc

Nhiều cán bộ hưu trí vốn chuộnggửi tiền dài hạn để hưởng lãi suất cao đã thất vọng khi không thể tìm ra lãisuất tiền gửi hấp dẫn hơn trong bảng lãi suất tiết kiệm do ngân hàng (NH) niêmyết. Gửi ba tháng hay 12 tháng cũng có lãi suất 10,499%/năm.

Người dân gửi tiền vào NH, dù NHlớn hay nhỏ, cũng chỉ có một mức lãi suất xoay quanh 10,499%/năm. Họ bức xúc saokhông có lãi suất cạnh tranh, NH trả lời đã có quy định, niêm yết lãi suất huyđộng vượt 10,5%/năm sẽ bị NH Nhà nước thanh tra.

Trong một thị trường bình thường,người dân gửi tiền ở NH nhỏ thường có lãi suất cao hơn khi gửi ở NH quy mô lớn.Gửi dài hạn luôn được trả cao hơn gửi ngắn hạn. Khi thể hiện những con số nàytrên đồ thị sẽ tạo ra một đường biểu diễn lãi suất có uốn lượn vì thế được gọilà đường cong lãi suất.

Sẽ có vấn đề nếu đường biểu diễn là một đường thẳng.Trong năm 2009, trần lãi suất huy động không quá 10%/năm, vì thế đường biểu diễnlãi suất là đường thẳng xoay quanh 9,99%/năm. Còn hiện nay, trần lãi suất huyđộng là 10,5%/năm, NH phải ép lãi suất ở mức 10,499%/năm.

Nếu người gửi tiền khó chịu vềtrần lãi suất thì người vay tiền lại rơi vào nghịch lý là vay vốn lãi suất rẻnhưng lại không rẻ. Lãi suất ghi trên hợp đồng vay vốn là 12%/năm theo đúng quyđịnh về trần lãi suất cho vay nhưng phải trả thêm phí, cộng lại ngoài 16%/năm.Người vay tiền bức xúc, NH trả lời nếu vay theo lãi suất 12%/năm thì không cótiền để cho vay.

Kìm nén lãi suất: Mọi người cùng khổ

Với người đi vay tiền, họ chỉ có một lựa chọn làtrả thêm phí để có được vốn. Còn nếu đòi đượcvay theo đúng trần lãi suất thì hồ sơ nằm đấy sẽgiải quyết sau. Người vay cũng không thể mang hồsơ đi NH khác vì ở đó cũng “thấp thoáng” có thuphí.

Ngân hàng cũng kêu

Tình trạng thu phí diễn ra ở cácNH cổ phần, việc này đang làm méo mó môi trường kinh doanh khi doanh nghiệp dândoanh phải vay vốn với lãi suất cao hơn của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước.Các NH thương mại nhà nước không dám trả thêm khi huy động vốn vì thế cũng khôngcần thu phí khi cho vay.

Thế nhưng, đâu phải ai cũng vay được của các NH này.Phần lớn tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang giao dịch với các NH thương mạinhà nước. Còn doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn dân doanh lại đangvay tại NH cổ phần.

NH cũng có tâm tư riêng khi họkhông được công khai lãi suất thực trả cho người gửi tiền và thu đủ lãi củangười vay tiền. Bức bối vì trần lãi suất huy động, một số NH đã linh hoạt bằngcách trả thêm cho người gửi dưới nhiều hình thức như khuyến mãi, thưởng tiền mặt,tặng quà... Có NH bạo gan hơn khi thương thảo mức lãi suất tiền gửi với kháchhàng.

Thế nhưng, dù khuyến mãi, tặngthưởng hay thương thảo lãi suất..., những khoản trả thêm này NH không được gọiđúng tên của nó là lãi suất. Dù rằng khoản lì xì, thưởng tiền... cũng được tínhnhư lãi suất là theo tỉ lệ phần trăm trên tiền gửi và tính theo tháng. NH đã trảthêm cho người gửi tiền, nhưng khi cho vay lại phải phù phép để thu đủ chi phímà họ đã bỏ ra.

Không ít lãnh đạo NH thương mạinhà nước đang lo lắng vì họ đang cho vay quá rẻ. Đó là mảnh đất màu mỡ để tiêucực phát sinh. Vay ở NH cổ phần lãi suất và phí là 16-18%/năm. Vay của NH thươngmại nhà nước là 12%/năm. Người vay sẵn lòng chung chi một khoản cho nhân viên NHthương mại nhà nước để được vay theo kiểu đôi bên cùng có lợi.

Thiệt cho nền kinh tế

Trần lãi suất không chỉ gây thiệtcho người gửi, khó cho người vay mà hệ quả là làm méo mó thị trường, vô hiệu hóakhả năng cạnh tranh của từng NH và cuối cùng là tắc vốn.

Người gửi tiền khi nhìn vào consố 10,499%/năm đã hình thành tâm lý lãi suất sẽ còn tăng, từ đó tính toán khôngcó lợi cho hoạt động huy động vốn của NH. Họ có đủ lý lẽ để kỳ vọng lãi suất sẽtăng thêm. Khi mọi người cùng kỳ vọng lãi suất còn tăng thì họ chỉ gửi ngắn hạn,để còn cơ động chuyển sang gửi lãi suất cao khi NH tăng lãi suất. Nền kinh tế sẽbị thiệt khi nguồn vốn gửi ở NH chỉ là ngắn hạn.

Còn lúc này doanh nghiệp đang khóvay vốn, cơ hội kinh doanh trôi qua. Trần lãi suất vốn được xây dựng để bảo vệngười vay nay đang có chiều hướng ngược lại: làm khó người vay!

Trần lãi suất được thực hiện theo Luật dân sự và Luật NH Nhà nước. Theo đó, lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản do NH Nhà nước công bố hằng tháng. Lãi suất cơ bản tháng 3-2010 là 8%, trần lãi suất cho vay là 12%/năm.

Trước năm 2008, quy định này chỉ áp dụng để hạn chế nạn cho vay nặng lãi. NH Nhà nước cho phép các NH thỏa thuận lãi suất với khách hàng. Khi đó lãi suất khá ổn định, NH phải cạnh tranh để có mức lãi suất thấp nhất cho người vay.

Giữa năm 2008, do lạm phát cao, NH Nhà nước đã hướng dẫn lại, áp dụng trần lãi suất cho cả tín dụng của NH dẫn đến nhiều rắc rối đến nay chưa giải quyết được. Một mặt tìm cách giảm bớt phụ thuộc vào trần lãi suất như vận dụng nghị quyết của Quốc hội để áp dụng lãi suất thỏa thuận khi cho vay vốn trung - dài hạn, Chính phủ cũng đang trình để sửa luật, bỏ trần lãi suất với tín dụng NH. Thế nhưng, quá trình này kéo dài gây ách tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo Hồ Trảm
Kìm nén lãi suất: Mọi người cùng khổ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.