Bỏ trần lãi suất, biết nghe ai đây?

Người vay tiền và ngân hàng(NH) cùng rối khi có thông tin khác nhau từ các cơ quan chức năng liên quan đếnchủ trương xóa bỏ trần lãi suất cho vay.

Người vay tiền và ngân hàng(NH) cùng rối khi có thông tin khác nhau từ các cơ quan chức năng liên quan đếnchủ trương xóa bỏ trần lãi suất cho vay.

Tại cuộc họp báo ngày 3-3, sauphiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2-2010, diễn ra trong hai ngày 2 và 3-3, ôngLê Đức Thúy - chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - cho biết: “Chính phủđã thiên về hướng chỉ đạo NH Nhà nước thực hiện đúng tinh thần của nghị quyếtQuốc hội là được phép cho vay thỏa thuận đối với những hoạt động sản xuất kinhdoanh có hiệu quả, chứ không nói là trung, dài hạn hay ngắn hạn. Và NH Nhà nướccần phải xử lý tiếp việc cho vay ngắn hạn cũng được thỏa thuận và gỡ bỏ trần lãisuất huy động 10,5%”.

Ông Thúy cũng cho biết do lãisuất cơ bản đã trở thành trần bất hợp lý cả về huy động lẫn cho vay, vì vậytrước đó Chính phủ đã đồng ý và NH Nhà nước đã cho áp dụng lãi suất thỏa thuậnđối với cho vay trung, dài hạn và tiêu dùng. Chủ trương này, theo ông Thúy, lànhằm ổn định tình hình thị trường.

Thông tin của ông Lê Đức Thúy làcó cơ sở vì sau đó, ngày 7-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 12 phiên họp thườngkỳ Chính phủ tháng 2-2010, trong đó có nêu “...NH Nhà nước chỉ đạo và hướng dẫncác NH thương mại thực hiện cho vay thỏa thuận đối với các dự án sản xuất kinhdoanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tíndụng...”.

Như vậy, bao giờ những khó khănđược tháo bỏ, sự ổn định được trả lại cho thị trường tùy thuộc vào NH Nhà nước.

Thế nhưng, trong bản tin ngày10-3 trên website của NH Nhà nước thông tin về cuộc làm việc của Thống đốcNguyễn Văn Giàu tại Tiền Giang, Long An và Tây Ninh trong ngày 8 và 9-3 với tựađề giám đốc NH Nhà nước phải xử lý nghiêm các sai phạm thì lại nói khác.

Cụ thểnhư sau: Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng “về cơ chế điều hành lãisuất trong thời gian qua, NH Nhà nước bước đầu cho phép thực hiện cho vay theolãi suất thỏa thuận đối với khoản vay trung, dài hạn. Riêng lãi suất thỏa thuậnđối với cho vay ngắn hạn cũng đã được nghiên cứu và trong điều kiện pháp luậthiện nay, NH Nhà nước cũng không thể làm hơn được”.

Dù rằng, ngay sau đó, nội dungcủa bản tin đã được thay đổi, chỉ còn là: “riêng lãi suất thỏa thuận đối với chovay ngắn hạn cũng đã được nghiên cứu”, không còn câu “và trong điều kiện phápluật hiện nay, NH Nhà nước cũng không thể làm hơn được”. Tuy nhiên, bản tin vẫndẫn “thống đốc nhấn mạnh, giám đốc NH Nhà nước xử lý thật nghiêm các trường hợpvi phạm”.

Chưa rõ bao giờ NH Nhà nước cóhướng dẫn áp dụng lãi suất thỏa thuận cho các dự án hiệu quả, gồm cả vay vốnngắn hạn như nghị quyết của Chính phủ. Nhưng thị trường không thể chờ đợi. Dochỉ được áp dụng lãi suất thỏa thuận cho những khoản vay trung, dài hạn nên mộtsố NH đã lách bằng cách chuyển khoản vay ngắn hạn theo trần lãi suất sang vaytrung, dài hạn để được thỏa thuận lãi suất.

Trước đây, chỉ vì vướng trần lãisuất huy động, NH phải lách, một mặt trả lãi suất cho người gửi tiền gần10,5%/năm, còn trả thêm qua khuyến mãi, thưởng tiền, tặng lãi suất... Không huyđộng được nên chẳng có tiền để cho vay trung, dài hạn trong khi vay ngắn hạncũng rất cần thiết. Các khoản trả thêm này rồi sẽ được NH thu lại của người vaythông qua phí. Như vậy trần lãi suất chỉ tồn tại trên hình thức.

Cả thị trường đang phải luồnlách, hướng ra cũng đã có, được đưa ra bởi cơ quan cao nhất là Chính phủ nhưngthị trường vẫn tắc. Điều khó hiểu là đang có độ chênh giữa các cơ quan chứcnăng, một bên nói cho làm, một bên nói không.

Theo T.Tu
Bỏ trần lãi suất, biết nghe ai đây?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.