Nhà giàu Đức muốn góp tiền hỗ trợ ngân sách công

Theo hãng tin CNBC, với khoảng 800.000 tỷ phú và triệu phú (giá trị tài sản tính theo USD), tương đương 1% dân số, nước Đức từ lâu đã vượt Anh để trở thành “miền đất triệu phú” số 1 của châu Âu, xét cả về số lượng tuyệt đối các triệu phú, tỷ phú và tỷ lệ đối tượng này trong dân số. Tuy nhiên, với tính cách kín đáo, người Đức thường không muốn công khai sự giàu có của mình

Một nhóm gồm 51 triệu phú vàtỷ phú của Đức đã đề xuất với Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, xin đónggóp 10% thu nhập của họ trong 10 năm để giúp củng cố nền tài chính công.

Theo hãng tin CNBC, với khoảng 800.000 tỷ phú và triệu phú (giá trị tài sản tínhtheo USD), tương đương 1% dân số, nước Đức từ lâu đã vượt Anh để trở thành “miềnđất triệu phú” số 1 của châu Âu, xét cả về số lượng tuyệt đối các triệu phú, tỷphú và tỷ lệ đối tượng này trong dân số.

Tuy nhiên, với tính cách kín đáo, người Đức thường không muốn công khai sự giàucó của mình. Với quan niệm cho rằng, sự giàu có nhiều khi không được xem là mộtbằng chứng của thành công, mà có thể lại là dấu hiệu của những hành vi sai trái,nên tốt hơn hết nên được che dấu thay vì khoe ra.

Nước Đức thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới 2 đã tạo ra một khái niệm chủ nghĩa tưbản rất riêng mang tên “Soziale Marktwirtschaft” - “kinh tế thị trường xã hội”.CNBC cho biết, về bản chất, đây là khái niệm về chủ nghĩa tư bản với ý thức sâusắc về xã hội, sự phát triển kinh tế được xây dựng trên cơ sở một xã hội đồngthuận thay vì một xã hội có xung đột.

Nhà giàu Đức muốn góp tiền hỗ trợ ngân sách công
Đức hiện có khoảng 800.000 triệu phú và tỷ phú

Ở Đức, vấn đề tiền lương được đưa ra đàm phán hàng năm giữa giới chủ và các nhómlao động lớn, hoặc thậm chí là tổ chức công đoàn của cả ngành công nghiệp, thayvì theo từng công ty riêng lẻ. 

Chính cách làm này đã giúp tạo ra sự ổn định trên thị trường lao động Đức trongsuốt nhiều thập kỷ qua, nhưng đồng thời cũng dẫn tới mức độ linh hoạt kém củathị trường nhân công nước này. Bên cạnh đó, kinh tế Đức cũng chỉ đạt được tốc độtăng trưởng ổn định, thay vì những mức đỉnh cao.

Mạng lưới an sinh xã hội của Đức được đánh giá là dày dặn hơn ở nhiều quốc giakhác. Và chính điều này khiến Chính phủ Đức phải chi hơn 100 tỷ Euro mỗi năm,tương đương với 1/4 ngân sách liên bang, cho vấn đề an sinh xã hội, trợ cấp thấtnghiệp và các chính sách tương tự khác.

Nhưng lợi ích đem lại từ khoản chi này không phải là nhỏ. Nước Đức gần như khôngbị mất việc làm trong thời gian khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vừaqua. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức ổn định quanh mức 7,6%, so với mức gần 10% ở Mỹ vàcó nơi lên tới 20% trong khối sử dụng đồng Euro như Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, bà Merkel gần đây đã hứng chịu nhiều sự chỉ trích của dư luận Đức,thậm chí ngay từ liên minh trung tả của bà, cho rằng bà có kế hoạch đánh thuếquá cao những người có thu nhập thấp, nhưng không tăng thuế đối với tầng lớp cóthu nhập cao nhất. Tăng thuế là một trong những biện pháp mà bà Merkel đưa ratrong kế hoạch tiết kiệm chi tiêu 80 tỷ Euro được công bố mới đây.

CNBC cho rằng, đó có thể là lý do tại sao khiến một số người Đức giàu có muốnthể hiện rằng, họ là người có trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, hiện cũng mớichỉ có 51 triệu phú và tỷ phú Đức muốn quyên tiền cho Chính phủ, so với con sốtrên 800.000 triệu phú, tỷ phú ở nước này.

Thêm vào đó, những gia đình giàu có nhất ở Đức, như các gia tộc sở hữu hãng xePorsche và BMW hay gia tộc sáng lập hãng bán lẻ Aldi, hoàn toàn không có têntrong danh sách những người muốn đóng góp thu nhập cho Chính phủ.

Theo Kiều Oanh
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.