Những mốc chính của khủng hoảng nợ châu Âu

Thế giới bắt đầu run sợvới khủng hoảng nợ châu Âu khi chính phủ mới của HyLạp vào ngày 5112009 công bố mức thâm hụt ngân sách 12,7% GDP, gấp 4lầnmức cho phép của eurozone.

Thế giới bắt đầu run sợ với khủng hoảng nợ châu Âu khi chính phủ mới của HyLạp vào ngày 5/11/2009 công bố mức thâm hụt ngân sách 12,7% GDP, gấp 4 lầnmức cho phép của eurozone.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong khủng hoảng nợ châu Âu tínhtừ tháng 11/2009 khi chính phủ mới của Hy Lạp khiến thế giới chấnđộng với việc tuyên bố nâng gấp đôi ước tính về thâm hụt ngân sáchnăm 2009.

10/6/2010 Thỏathuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ. Chính phủbuộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dùkhông có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động.

9/6/2010 Kế hoạchthắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và Đảng có chủ trương nàyđã chiến thắng. Tuy nhiên cuối cùng, thật khó để các nhà hoạch định chính sáchthống nhất với nhau.

8/6/2010 Côngđoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh vực công không đi làm đểthể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lạm phátcủa Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng của các chuyên gia và lênmức cao nhất từ tháng 8/1997.

7/6/2010 Đảng củaThủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mụctiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên minh châu Âu trongkhoảng thời gian từ nay đến năm 2013.

29/5/2010 Hàngngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch thắt chặt ngânsách của chính phủ.

28/5/2010 Fitchhạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanhnghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mứcđáng báo động.

27/5/2010 Quốchội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷeuro tương đương 18,4 tỷ USD.

25/5/2010 Nội cácItalia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ euro vớimục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm2009.

Những mốc chính của khủng hoảng nợ châu Âu
Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang trong giai đoạn rất khó khăn

18/5/2010 Chínhphủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính được coi như nguyên nhândẫn dến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chứctài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng euro và hợp đồng hoán đổivỡ nợ tín dụng (CDS).

10/5/2010 Các nhàhoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷeuro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngăn đồng tiền nàychịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp.

Gói giải cứu bao gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chungchâu Âu, 60 tỷ euro từ công cụ nợ của châu Âu. IMF đóng góp 250 tỷ euro, tổng sốtiền lên tới 750 tỷ euro tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ởthời điểm đó.

9/5/2010 IMF đơnphương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷeuro.

2/5/2010 Thủtướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với EU và IMF đểnhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro trong 3năm tới.

Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm. Đây là nướcđầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ. Chính phủ Đức đồng ýgóp 22,4 tỷ euro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp.

23/4/2010 Hy Lạpcầu cứu EU và IMF.

11/4/2010 Bộtrưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kếhoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần.

29/1/2010 Chínhphủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương đương 70 tỷ USDtrong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương lao động tronglĩnh vực công giảm 4%.

14/1/2010 Chínhphủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp tuyên bố muốn giảm thâmhụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012.

22/12/2009 Moodyhạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi thâm hụt ngân sách của nướcnày tăng cao. Đây là cơ quan thứ 3 hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp.

5/11/2009 Thủtướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấpđôi con số công bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ.

Theo Ngọc Diệp
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.