Rủi ro tỷ giá gây khó doanh nghiệp niêm yết

Theo quy định hiện hành, chênh lệch tỷ giá sẽ được xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, qua các thông tin giải trình cho thấy, những rủi ro liên quan tiếp tục gây khó cho nhiều doanh nghiệp niêm yết trong nửa đầu năm 2010. Quý 22010, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (mã PLCHNX) tăng hơn 12,26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009

Sau mùa báo cáo kết quả kinhdoanh quý 2/2010 đến loạt báo cáo giải trình biến động tài chính. Một nguyênnhân nổi bật tạo biến động tài chính tại nhiều doanh nghiệp niêm yết là rủi rotỷ giá.

Theo quy định hiện hành, chênh lệch tỷ giá sẽ được xác định tại thời điểm lậpbáo cáo tài chính năm. Tuy nhiên, qua các thông tin giải trình cho thấy, nhữngrủi ro liên quan tiếp tục gây khó cho nhiều doanh nghiệp niêm yết trong nửa đầunăm 2010.

Quý 2/2010, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex (mã PLC-HNX) tănghơn 12,26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009. Thông tin giải trình vừa công bố chobiết, một trong những thuận lợi để có kết quả đó là chi phí tài chính quý 2/2010của Công ty thấp hơn 42,10% so với quý 2/2009, chủ yếu là do các khoản lỗ chênhlệch tỷ giá giảm so với cùng kỳ.

Nhưng những trường hợp như PLC (theo thông tin đã công bố) hiện không nhiều.Loạt văn bản giải trình thời gian gần đây cho thấy, trên cả hai sàn niêm yếtHOSE và HNX, có nhiều trường hợp lợi nhuận năm nay có thể bị ảnh hưởng lớn từrủi ro tỷ giá.

Có trường hợp khoản lỗ ghi nhận từ nguyên nhân này chỉ vài trăm triệu đồng,nhưng có những trường hợp nếu xác định ngay phải ghi nhận cả trăm tỷ đồng. Chênhlệch tỷ giá được ghi nhận chủ yếu từ các khoản vay ngoại tệ, ngay cả với nhữngkhoản vay ngắn hạn.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Truyền thông số 1 (mã ONE-HNX), cuối năm 2009,Công ty phải vay một khoản ngoại tệ lớn ngắn hạn để trả cho nhà cung cấp nướcngoài. Chênh lệch tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế phát sinh lớn dẫn đến lỗchênh lệch tỷ giá cao. Và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là 1,8 tỷ đồng.

Tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô (mã DDM-HOSE), chênh lệch chi phí tài chínhđội lên sau kiểm toán 6,24 tỷ đồng một phần cũng do chênh lệch tỷ giá trongthanh toán là 2,35 tỷ đồng. Và đây cũng là một yếu tố khiến lợi nhuận sau thuếsau kiểm toán lỗ 17,9 tỷ đồng, thay vì lỗ 11,45 tỷ đồng trước kiểm toán.

Rủi ro tỷ giá gây khó doanh nghiệp niêm yết
Với những khoản vay bằng USD, trong 6 tháng đầu năm 2010, sau lần điều chỉnh ngày 11/2 (tăng hơn 3%), tỷ giá được giữ ổn định. Tuy nhiên, ngày 18/8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm gần 2,1% và chưa thể khẳng định đó là lần điều chỉnh cuối cùng của năm 2010 hay không

Với Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu Vipco (mã VIP-HOSE), lợi nhuận 6 tháng đầunăm 2010 phải “chia sẻ” khoản trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá đối với khoảnvay ngoại tệ tới 10 tỷ đồng, là một trong những nguyên nhân dẫn tới lợi nhuậngiảm tới 27,74% so với cùng kỳ năm 2009.

Tại một số doanh nghiệp khác, khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá từ năm trước vẫntiếp tục đeo bám. Như tại Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (mãVST-HOSE), lỗ từ chênh lệch tỷ giá tính đến thời điểm 31/12/2009 lên đến gần 59tỷ đồng, và đến tháng 7/2010 Hội đồng Quản trị phải ra nghị quyết dùng toàn bộsố dư quỹ dự phòng tài chính (12,6 tỷ đồng) để bù đắp.

Hay các khoản vay bằng đồng Won và USD của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (mãBTP-HOSE) cũng phát sinh nhiều chi phí từ biến động của tỷ giá.

Trong năm 2009,công ty này có lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện là 96,28 tỷ đồng; trong khi lỗchênh lệch tỷ giá đánh giá chưa thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ là123,53 tỷ đồng; Công ty phải phân bổ 96,28 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh năm2009 dẫn đến lợi nhuận trước thuế bằng 0. Còn lại khoản lỗ gần 27,25 tỷ đồngchưa phân bổ, trong 6 tháng đầu năm 2010 Công ty chưa kết chuyển vào chi phí.

Trong dư nợ của BTP có ghi nhận hơn 43,7 tỷ Won và 15 triệu USD, số tiền chênhlệch tỷ giá tính từ thời điểm 31/12/2009 đến 30/6/2010 là hơn 16,5 tỷ đồng. Tuynhiên Công ty chưa đánh giá lại vào thời điểm 30/6/2010 mà sẽ được đánh giá vàothời điểm 31/12/2010.

Tương tự, thuyết minh báo cáo tài chính quý 2/2010 của Công ty Cổ phần Nhiệtđiện Phả Lại (mã PPC-HOSE) cho biết, khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ của Côngty đến thời điểm 30/6/2010 là 33,421 tỷ JPY; tỷ giá giữa VND với JPY do Ngânhàng Nhà nước thông báo tại ngày 30/6/2010 là 1 JPY = 204,12VND, tăng 3,42 VNDso với 31/12/2009.

Rủi ro tỷ giá gây khó doanh nghiệp niêm yết

Thời điểm quý 2/2010 căn cứ tỷ giá tại 30/6/2010, chi phíchênh lệch tỷ giá dự kiến theo ước tính là 114,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quyđịnh hiện hành, chênh lệch tỷ giá sẽ được xác định tại thời điểm lập báo cáo tàichính năm nên Công ty chưa thực hiện xác định chênh lệch tỷ giá tại thời điểmhiện tại…

Với những khoản vay bằng USD, trong 6 tháng đầu năm 2010, sau lần điều chỉnhngày 11/2 (tăng hơn 3%), tỷ giá được giữ ổn định. Tuy nhiên, ngày 18/8 vừa qua,Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm gần 2,1% và chưa thể khẳng định đó là lần điềuchỉnh cuối cùng của năm 2010 hay không.

Với những khoản vay bằng JPY, tỷ giá tính chéo của VND so với JPY áp dụng tínhthuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng đã tăng mạnhtrong thời gian gần đây; mức áp dụng từ ngày 21/8 đến 31/8/2010 đã là 1 JPY =221,48 VND, tăng tới 10,35% so với thời điểm 31/12/2009.

Những biến động đó của tỷ giá sẽ tiếp tục gây khó khăn đối với những doanhnghiệp niêm yết có các khoản vay bằng ngoại tệ - một bộ phận có thông tin tàichính công khai và đại chúng.

Theo Hoàng Vũ
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.