Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ gây áp lực lên tỷ giá?

Liệu có hiện tượng này hay không và tình hình nhập siêu của Việt Nam từ đầu năm tới nay có ảnh hưởng tới tỷ giá không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), nói: Theo quy định về quản lý ngoại hối thì các doanh nghiệp khi mua ngoại tệ đều phải chứng minh được mục đích sử dụng hợp pháp

Đang có những tin đồn chorằng nhiều doanh nghiệp đang tích cực gom ngoại tệ vì lo ngại tỷ giá USD/VND sẽtăng.

Liệu có hiện tượng này hay không và tình hình nhập siêu của Việt Nam từ đầu nămtới nay có ảnh hưởng tới tỷ giá không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quang Huy,Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), nói:

- Theo quy định về quản lý ngoại hối thì các doanh nghiệp khi mua ngoại tệ đềuphải chứng minh được mục đích sử dụng hợp pháp. Do đó, ngân hàng thương mại cóthể nắm bắt rất rõ nhu cầu về ngoại tệ của các khách hàng doanh nghiệp mà ngânhàng phục vụ. 

Các ngân hàng thương mại đều khẳng định nhu cầu ngoại tệ không tăng đột biếntrong thời gian qua. Do đó, có thể nói thông tin về hiện tượng các doanh nghiệpmua gom Đô la do lo ngại biến động tỷ giá là không có cơ sở.

Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay có một số ý kiến lo ngại tình hình nhập siêu cóthể gây áp lực đối với tỷ giá do có thể làm mất cân bằng về cung, cầu ngoại tệ.

Về cơ bản, tình trạng nhập siêu và tỷ giá luôn có mối quan hệ với nhau. Tuynhiên, thực tế đã cho thấy, trong thời gian qua, mặc dù Việt Nam vẫn còn nhậpsiêu song do được bù đắp từ các nguồn khác như kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài,nguồn thu du lịch,… nên ảnh hưởng của việc nhập siêu đến tỷ giá là không lớn.Thị trường ngoại hối tương đối ổn định từ tháng 3 trở lại đây, các ngân hàngthương mại đã có lượng ngoại tệ dư thừa lớn để bán cho Ngân hàng Nhà nước. 

Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ gây áp lực lên tỷ giá?
Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, tới cuối tháng 6/2010, lượng kiều hối có thể đạt 3,6 tỷ USD (Ảnh: Reuters)

Nhưng các nguồn thu ngoại tệtừ kiều hối, FDI, du lịch… năm nay liệu có khả quan không và có thể bù đắp đượcthâm hụt từ nhập siêu hay không, thưa ông?

Theo thông tin mà Ngân hàng Nhà nước thu thập và theo dõi, tất cả các nguồn thungoại tệ như kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài,nguồn thu du lịch… đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đặc biệt, nguồn thu từ kiều hối trong quý 1/2010 đã tăng khoảng 30,5% so vớicùng kỳ năm ngoái. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, tới cuối tháng 6/2010,lượng kiều hối có thể đạt 3,6 tỷ USD. 

Cùng với việc thực hiện các biện pháp giảm nhập siêu, sự gia tăng của nguồn cungngoại tệ sẽ góp phần hỗ trợ tích cực trong việc cải thiện cán cân thanh toántrong năm nay.

Ông nhận định thế nào vềtăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong thời gian gần đây và khả năng gây áp lực đốivới tỷ giá USD/VND trong thời gian tới?

Sau khi gói hỗ trợ lãi suất bằng Việt Nam đồng kết thúc, do chênh lệch giữa lãisuất cho vay bằng đồng Việt Nam và USD của các ngân hàng thương mại khá lớn nênnhiều doanh nghiệp đã chuyển sang vay USD, khiến cho tín dụng ngoại tệ tại mộtsố ngân hàng gia tăng.

Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ gây áp lực lên tỷ giá?

Thực tế, tín dụng ngoại tệ chỉ tăng mạnh so với năm 2009 vì đây là thời điểm cácdoanh nghiệp ít vay ngoại tệ do đã được hỗ trợ khi vay đồng Việt Nam ở mức lãisuất thấp. Về tổng thể, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ từ đầu năm tới nay làkhông quá cao và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, để cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại và thực hiện các biệnpháp nhằm giảm nhập siêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhànước đã có các văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình trong quátrình hoạt động và duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ ở mức độ hợp lý,đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, xét về thanh khoản ngoại tệ ngân hàng, có thể thấy, hiện nay thanhkhoản từ hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh khoản của hoạt động huy động và chovay bằng ngoại tệ của các ngân hàng đều đang ở trạng thái tương đối tốt.

Như đã nói ở trên, thanh khoản của hoạt động mua bán ngoại tệ từ tháng 3 đến naykhông còn là mối lo ngại của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Thịtrường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung và các ngân hàng thương mại đãtăng cường bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

Đối với thanh khoản của hoạt động huy động và cho vay bằng ngoại tệ, chỉ tínhriêng ngoại tệ dư thừa đã được các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch hoánđổi với Ngân hàng Nhà nước là khoảng 600 triệu USD, đã có thể thấy nguồn ngoạitệ “nhàn rỗi” của các ngân hàng thương mại tương đối dồi dào.

Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với một số ngân hàng có hoạt động huyđộng và cho vay ngoại tệ lớn và các ngân hàng này khẳng định đang giữ tỷ lệ huyđộng và cho vay ở mức an toàn.

Theo Trần Hà
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.