Thiệt vì chính sách chậm chân

Khi chính sách mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê được triển khai thì hầu hết người trồng cà phê không còn cà phê để bán

Khi chính sách mua tạm trữ200.000 tấn cà phê được triển khai thì hầu hết người trồng cà phê không còncà phê để bán

Sau khi xảy ra hàng loạt vụ vỡ nợcủa các đại lý thu mua cà phê ở Tây Nguyên vào những tháng đầu năm nay, ngày13-4, Thủ tướng Chính phủ mới ra quyết định số 481/QĐ-TTg để hỗ trợ lãi suất cho13 doanh nghiệp thu mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê.

Đã bán cà phê từ Tết

Khi chính sách mua tạm trữ cà phêđược triển khai thì người dân đã bán, ký gửi gần hết cà phê cho thương lái. Theoông Lê Xuân, Cục trưởng Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (BộNN-PTNT), chính sách mua tạm trữ hơi muộn so với vụ thu hoạch cà phê vì hiện chỉcòn khoảng 15% - 20% lượng cà phê tồn trong dân.

Thực tế cho thấy lượng cà phêtrong dân gần như đã cạn kiệt, một số ít hộ còn cà phê thì đã ký gửi cho cácdoanh nghiệp. Sự chậm trễ của chính sách khiến bà con nông dân không được hưởnglợi.

Thiệt vì chính sách chậm chân

Hầu hết nông dân ở Buôn Ma Thuột đã thu hoạch và bán hết cà phê từ trong dịp Tết 2010

Ông Nguyễn Đức Luyện, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông, cũng cho rằng đến giữa tháng4, chính sách mua tạm trữ mới triển khai là quá muộn vì cà phê chính vụ thuhoạch vào trước Tết. Sau khi thu hoạch, bà con nông dân phải bán cà phê để ănTết, lấy tiền trả nợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ra Tết, dân lại bán đợtnữa nên cà phê gần như không còn trong dân.

Cùng chung quan điểm này, ôngLương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao VN, cho rằng: “Chính sách baogiờ cũng có độ trễ. Đến giờ, doanh nghiệp chưa nhận được vốn để thu mua, ítnhất phải đầu tháng 6 mới triển khai được”. Theo ông Tự, đến khi doanhnghiệp được nguồn vay hỗ trợ thì nhà nông chẳng còn hạt cà phê nào để báncho chương trình tạm trữ.

Nhà nông lên sàn

Theo các chuyên gia, chínhsách mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài,nhà nông phải sản xuất cà phê theo hướng bền vững và đưa sản phẩm cà phê lênsàn giao dịch mới tránh được rủi ro. Ông Hoàng Trọng Đạt, ở thôn 2, xã HòaThuận (TP Buôn Ma Thuột), là một trong những người đầu tiên đưa hạt cà phêtừ rẫy lên sàn giao dịch.

Năm 2008, khi Trung tâm Giaodịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đi vào hoạt động, ông Đạt đã đưa cà phê củamình lên sàn.  Lúc  đầu còn bỡ ngỡ, ông chỉ gửi 4 tấn “thăm dò”, khi thấy antoàn và có lợi, ông đã bảo con cái cùng gửi.

Đến nay, gia đình ông đã cóhơn 50 tấn gửi tại BCEC. Còn anh Nguyễn Văn Hùng (cùng ở xã Hòa Thuận) mỗivụ thu hoạch chỉ được khoảng 5 tấn cà phê nhưng vẫn theo ông Đạt đưa gửi vàotrung tâm cho an toàn. Anh Hùng phân tích: “Tưởng lên sàn khó khăn lắm, aidè còn dễ hơn đi rẫy. Mọi thủ tục như cân, kiểm định, nhập kho đều được cácnhân viên ở đây hướng dẫn rất nhanh gọn, tiện lợi”.

Một số nông dân hiện đanggiao dịch cà phê với BCEC (trong giao dịch có phần ký gửi) cho biết chỉ cầngọi điện thoại đến sàn và cho biết nhu cầu của mình (ký gửi, cầm cố vay vốn...)thì sàn sẽ hướng dẫn cụ thể các thủ tục. Mỗi lần vay được 70% giá trị cà phêtrong kho và được vay tối đa đến 15 tỉ đồng. “Vay được vốn sẽ giúp nhữngnông dân như chúng tôi không phải bán cà phê ở thời điểm giá thấp mà vẫn cóvốn đầu tư. Chờ khi giá lên,  bán rồi thanh toán cho sàn”- ông Đạt nói.

40 hộ lên sàn giao dịch cà phê

Theo ông Nguyễn Tú, Phó Giám đốc BCEC, nông dân đưa cà phê lên sàn giao dịch sẽ được rất nhiều cái lợi.
 
Bình thường, ở ngoài thị trường, tất cả cà phê đều được định giá chung là nhân xô nhưng khi vào đây, cà phê tiêu chuẩn sàng 13 có giá cao hơn cà phê xô 200 đồng/kg, cà phê sàng 16 cao hơn 1.000 đồng/kg và loại cao nhất là sàng 18 có giá cao hơn tới 1.300 đồng/kg.
 
Điều này giúp nông dân có thêm tiền để bù vào phí gửi kho, vận chuyển, bốc xếp.  Hiện nay, đã có 40 hộ nông dân, đại lý mua bán cà phê đăng ký làm thành viên bán tại sàn.
 
Tuy nhiên, lượng giao dịch cà phê của nhà nông trên sàn còn ít vì còn có tâm lý e dè, ngại thay đổi. Ông Tú cho biết thêm: “Sắp tới, trung tâm sẽ xem xét để xây dựng các đại lý vệ tinh ở các huyện trọng điểm về cà phê để nông dân dễ dàng tiếp cận với sàn hơn”.

Theo  Lữ Hồ
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.