Tỷ giá: Điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam

Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnh tranhvới các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các loạinguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.

Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnh tranhvới các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các loạinguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.

Có rất nhiều điều đáng bàn khi nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm2010 và dự báo cho năm 2011. Tuy nhiên, dựa vào sự mất cân đối trầmtrọng của cán cân ngoại thương cứ dai dẳng trong mấy năm qua thì có thểnói rằng tiền đồng Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so vớiđồng nhân dân tệ (NDT), chính là điểm yếu của kinh tế Việt Nam.

Chính đồng tiền đang bị định giá quá cao làm cho hàng hóa của Việt Namkhông thể cạnh tranh nổi với hàng hóa Trung Quốc cho dù ngay trên sânnhà.

Nhiều người có thể cho rằng phần lớn các nguyên vật liệu phải nhập khẩutừ Trung Quốc là do Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ trongkhi Trung Quốc đang có nhiều lợi thế với các ngành như vậy.

Điều này có thể chấp nhận đối với một số ngành mà Trung Quốc có lợi thếnhư phôi thép, một số loại điện máy... Nhưng làm sao có thể biện minhcho việc nhiều loại hàng hóa thông thường như tăm tre hay miếng rửa bátcủa Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam nếu dựa vào lậpluận nêu trên.

Chính việc phải đi nhập khẩu từng cây tăm đã làm cho nhập siêu từ TrungQuốc chiếm đến 90% nhập siêu của cả nước. Yếu tố giải thích khả dĩ nhấtchính là tỷ giá đồng tiền.

Có nhiều ước lượng khác nhau về mức độ định giá thấp hơn giá trị thựccủa đồng NDT và mức độ tiền đồng cao giá so với đồng USD. Nếu dựa vào sốliệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa trình bày tạihội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Namnăm 2010, triển vọng năm 2011” sẽ thấy đồng NDT đang được định giá thấphơn so với đồng USD 30% trong khi tiền đồng đang bị định giá cao hơn 15%so với đồng USD. Hai kịch bản tỷ giá được trình bày trong bảng 1.

Tỷ giá: Điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam

Hiện nay tỷ giá USD/VND là 19.500, tỷ giá USD/NDT là 6,93 và tỷ giáNDT/VND là 2.815. Giả sử chi phí sản xuất một hộp tăm tại Trung Quốc(bao gồm cả lãi định mức và chi phí vận chuyển) là 1 NDT. Để có được mứclời định mức nêu trên, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở thị trường ViệtNam chỉ cần ở mức 2.815 đồng.

Nếu chi phí sản xuất một hộp tăm ở Việt Nam là 4.000 đồng thì chắc chắntăm Việt Nam không thể cạnh tranh được với tăm Trung Quốc vì nếu bán ởViệt Nam thì giá phải là 4.000 đồng và bán ở Trung Quốc phải là 1,42NDT.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá các đồng tiền được định đúng giá trị củanó? Lúc này, tỷ giá USD/VND sẽ là 22.425, tỷ giá USD/NDT sẽ là 4,85 vàtỷ giá NDT/VND sẽ là 4.625. Do chi phí một hộp tăm ở Trung Quốc vẫn là 1NDT nên để có được mức lời định mức, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ởViệt Nam phải lên đến 4.625 đồng.

Khi đó tăm Việt Nam không những không bị thất thế trên thị trường trongnước như hiện nay mà còn có thể xuất khẩu sang Trung Quốc vì chỉ cần bánđược 4.000 đồng trên thị trường Việt Nam hay 0,87 NDT là đã đạt được lợinhuận định mức.

Phân tích trên cho thấy, việc đồng tiền Việt Nam đang bị định giá caohơn trên 60% so với đồng NDT giống như hàng hóa sản xuất ở Việt Nam bịđánh thuế hơn 60% so với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc.

Hành động hợp lý của các doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu các nguyên vậtliệu phụ trợ mà còn nhập khẩu cả tăm tre, sản phần gần như không có sựkhác biệt về công nghệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nếu khôngtính đến yếu tố tỷ giá bị bóp méo thì chi phí sản xuất ở Việt Nam cònthấp hơn.

Với tỷ giá như hiện nay hàng hóa của Việt Nam gần như không thể cạnhtranh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Điều này có nghĩa làcác loại nguyên vật liệu phụ trợ gần như không có cửa để phát triển.

Giải pháp có tính mấu chốt là cần phải đưa đồng tiền trong nước về đúnggiá trị của nó so với đồng NDT càng sớm càng tốt. Đây là chìa khóa nhằmlàm tăng sức cạnh tranh của các loại hàng hóa trong nước và cơ cấu lạinền kinh tế. Một trong những vấn đề làm nhiều người lo ngại là việc giảmgiá đồng nội tệ sẽ gia tăng nợ.

Cần phải khẳng định rằng đồng tiền được định giá thấp luôn có tác dụng tích cực cho xuất khẩu dù tỷ trọng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu.

Đây chính là lý do tại sao cả Nhật Bản và Trung Quốc bằng mọi giá giữ đồng tiền của mình ở một mức có lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, đứng trên quan điểm quốc gia thì đây là một quan niệm sai lầm.Vì giảm giá đồng tiền không chỉ không làm tăng nợ mà còn giúp cho khảnăng trả nợ của Việt Nam được cải thiện.

Với khoản nợ nước ngoài khoảng 30 tỉ USD, tương đương với 600.000 tỉđồng hiện nay, nếu giả dụ, tỷ giá tăng lên 30.000 đồng/USD thì tổng nợquy ra tiền đồng sẽ là 900.000 tỉ đồng, tăng 50%. Đây là con số mà nhiềungười nhìn vào và lo ngại. Tuy nhiên, trên thực tế khoản nợ của Việt Namvẫn là 30 tỉ USD và Việt Nam phải kiếm đủ ngoại tệ để trả số nợ này chứviệc quy ra 600.000 hay 900.000 tỉ đồng không có ý nghĩa gì cả.

Đứng dưới góc độ này thì giảm giá đồng tiền sẽ giúp cải thiện khả năngtrả nợ của Việt Nam vì xuất khẩu sẽ có lợi và nhập khẩu sẽ bất lợi làmcó cán cân ngoại thương được cải thiện. Hơn thế, đối với doanh nghiệpnhư Vinashin, nếu lấy đóng tàu làm nòng cốt thì giảm giá tiền đồng cũngsẽ có lợi.

Giả sử nợ bằng ngoại tệ của Vinashin là 2 tỉ USD, tương đương với 40.000tỉ đồng. Nếu tỷ giá tăng lên 30.000 đồng/USD, tổng nợ tính ra sẽ là60.000 tỉ đồng, tăng 50%. Đây là một con số tạo ra cảm giác vô cùngkhủng khiếp, nhưng trên thực tế Vinashin phải kiếm đủ 2 tỉ USD để trả nợchứ không phải là 40.000 hay 60.000 tỉ đồng.

Nếu hoạt động đóng tàu là nòng cốt thì doanh thu chính là từ USD, do vậykhi đồng tiền trong nước giảm giá thì ngành đóng tàu sẽ có lợi. Vấn đềcủa Vinashin chỉ có thể nghiêm trọng hơn khi giảm giá đồng tiền nếu tiềnvay ngoại tệ được đổ vào những hoạt động phi ngoại thương như bất độngsản hay chứng khoán chẳng hạn.

Cần phải khẳng định rằng đồng tiền được định giá thấp luôn có tác dụngtích cực cho xuất khẩu dù tỷ trọng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhậpkhẩu. Đây chính là lý do tại sao cả Nhật Bản và Trung Quốc bằng mọi giágiữ đồng tiền của mình ở một mức có lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Tóm lại, chừng nào vấn đề tỷ giá chưa được giải quyết thì việc nâng caokhả năng cạnh tranh, phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chỉlà ước muốn. Chỉ có điều chỉnh tỷ giá mới có thể giúp cân bằng ngoạithương. Nếu Việt Nam không chủ động thì khi dữ trữ ngoại hối còn ở mứcquá thấp và vì một lý do nào đó mà dòng vốn đảo chiều thì việc phá giábắt buộc và bị động sẽ gây ra những tổn hại rất lớn cho nền kinh tế.

Hơn thế, song song với việc điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, việc cắt giảmchi tiêu công, nhất là những khoản đầu tư kém hiệu quả là một trongnhững yêu cầu bắt buộc vì mất cân đối bên ngoài rất khó giải quyết khimà mất cân đối bên trong trầm trọng vẫn diễn ra.

Theo Huỳnh Thế Du
TBKTSG



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.