Xuất khẩu sẽ tăng hai con số

Một mặt hàng xuất khẩu truyền thống của VN nhiều năm nay là giày dép cũng đang phát triển mạnh trở lại.

Nhiều dấu hiệu cho thấyxuất khẩu đang tăng trưởng mạnh trở lại, các doanh nghiệp (DN) đã biết cáchchủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới ngay khi thị trường thế giớibắt đầu phục hồi.

Nhiều gương mặt mới

Xuất khẩu sẽ tăng hai con số
Đầu tháng 6, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Long khánh thành Khu Liênhợp Thủy sản Hoàng Long (Hoang Long Seafood), công suất chế biến 180 tấnnguyên liệu/ngày. Đặc biệt, sản phẩm phi lê cá ba sa của Hoàng Long xuấtkhẩu mạnh vào một số nước châu Âu chứ không chỉ tập trung vào thị trườngMỹ như nhiều DN khác. Ngay trong ngày khai trương, Hoàng Long thông báosẽ tiếp tục đầu tư thêm 2 dây chuyền chế biến cá ba sa nữa để đáp ứngyêu cầu đặt hàng.

Tập đoàn cũng chủ động tạo nguồn nguyên liệu bằng cáchđầu tư cụm 16 ao nuôi trồng thủy sản, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản60.000 tấn/năm. Từ nay đến cuối năm, Hoang Long Seafood sẽ hoàn thiệnkhu nuôi trồng thủy sản có diện tích 100ha; xây dựng trung tâm nghiêncứu nuôi trồng thủy sản để cung cấp nguồn giống tốt cho các hộ nông dân.

Một mặt hàng xuất khẩu truyền thống của VN nhiều năm nay là giày dépcũng đang phát triển mạnh trở lại.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệphội Da giày VN, cho biết từ đầu năm đến nay, tình hình phát triển củangành da giày khá tốt, các DN đã có đơn hàng và việc làm ổn định. Saumột thời gian tự điều chỉnh theo quy luật thị trường, ngành da giày xuấtkhẩu VN đã hình thành những DN lớn, có tiềm lực về nghiên cứu mẫu mã đểchủ động chào hàng, có trình độ quản lý tốt hơn giảm chi phí giá thành,hiệu quả sản xuất cao hơn.

Mặt hàng sợi cũng đangxuất khẩu mạnh và mang lại hiệu quả cao do ngành dệt thế giới đang phục hồi.Điều này càng khiến các DN tự tin đạt 10,5 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu dệtmay trong năm nay.

Xuất khẩu sẽ tăng hai con số
Dây chuyền may quần áo xuất khẩu tại Công ty May An Phước (Ảnh: Hồng Thúy)

Để xuất khẩu tăng trưởng bền vững

Mặc dù xuất khẩu đang rất khả quan nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại vềtính bền vững. Một số mặt hàng nông- lâm- thủy hải sản vốn là thế mạnhvà chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại phụthuộc nhiều vào giá cả và khách hàng trung gian. Giá một số mặt hàngnông sản đang giảm.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu công nghiệp phụ thuộc vàonguyên liệu nhập khẩu trong khi giá thế giới lại đang tăng. Những mặthàng khoáng sản như dầu khí, than vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kimngạch xuất khẩu thì đang giảm mạnh do chủ trương hạn chế và dành mộtphần cung cấp cho các nhà máy sản xuất trong nước.

Chính vì vậy, việctiếp tục đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu, với các chính sách khuyến khíchđầu tư công nghiệp phụ trợ, cần được tập trung triển khai nhanh. Giảipháp mua dự trữ hàng nông sản, như đối với kế hoạch dự trữ 200.000 tấncà phê trong thời điểm giá xuống, cần được nghiêm chỉnh thực hiện.

Một vấn đề mà các DN sản xuất hàng xuất khẩu kiến nghị Chính phủ quantâm tháo gỡ là phải bảo đảm nguồn điện ổn định. Có như vậy, sản xuất mớiđược liên tục và có điều kiện giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Thêmvào đó, chính phủ cũng cần có các biện pháp giảm giá vốn bằng cách hạlãi suất cho vay và tăng khả năng tiếp cận vốn cho các DN.

TheoMinh Ngọc
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.