Xung quanh đề xuất “gạt” vàng khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu

Một lần nữa, nhập khẩu vàng lại được cho là nguyênnhân chính dẫn tới nhập siêu trong quý 12010.

Một lần nữa, nhập khẩu vàng lạiđược cho là nguyên nhân chính dẫn tới nhập siêu trong quý 1/2010.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm đã giảm 1,6%, nhưng với việc nhập khẩuhơn 10 tấn vàng trong cùng thời kỳ, kim ngạch nhập khẩu tăng tới 37,6%.

Kết quả là nhập siêu 3 tháng đầu năm 2010 ước đạt 3,5 tỷ USD, tương đươngtrên 25% kim ngạch xuất khẩu, một tỷ lệ vượt chỉ tiêu Quốc hội đặt ra, khốngchế dưới 20%.

Và sự việc càng được xới xáo lên, sau khi Hiệp hội Kinh doanh vàng dự kiếnđề nghị Ngân hàng Nhà nước “gạt” vàng ra khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu.Vậy đâu là mục tiêu các bên liên quan đặt ra trong sự việc này?

Lý do “gạt” vàng

Tại báo cáo trình lên Chính phủ trong kỳ họp cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừarồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, nếu loại trừ “yếu tố” vàng, xuất khẩucủa Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay vẫn tăng 11,9%.

Với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà thực chất người “chắp bút” thườnglệ là Tổng cục Thống kê, những tác động của vàng trong hoạt động thương mạiquốc tế, cũng như cân đối xuất nhập khẩu thường được đưa ra công khai đểngười xem hiểu đúng vấn đề.

Nhưng đã vậy, Bộ Công Thương dường như còn “rộng tính” hơn. Theo ý kiến mộtthứ trưởng của bộ này, cách tính toán của Bộ Công Thương cho thấy, nếu khôngtính vàng, xuất khẩu của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay vẫn tăng xấp xỉ18%; và thậm chí có thể tăng đến 24% nếu dầu thô không phải “để dành” khoảng2 triệu tấn cho sử dụng trong nước.

Xung quanh đề xuất “gạt” vàng khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu

Nếu loại trừ “yếu tố” vàng, xuất khẩu của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ

“Rõ ràng,việc chúng ta đưa vàng vào cân đối xuất nhậpkhẩu và cân đối nhập siêu hoàn toàn không phảnánh đúng tương quan thực tế. Bởi vì, vàng thựcra không phải hàng hóa đơn thuần mà đây là mộtthứ ngoại tệ, cho nên nhập vàng làm tăng dự trữngoại tệ của quốc gia lên, nói chung”, vị thứtrưởng trên cho biết.

Không lâu sau khi những thông tin trên được báochí đưa tin, xuất hiện ý kiến “ủng hộ” từ phíaHiệp hội Kinh doanh vàng. Theo hiệp hội này,Ngân hàng Nhà nước nên đưa vàng ra khỏi danhsách mặt hàng xuất nhập khẩu, và xem vàng nhưmột ngoại tệ mạnh.

Không tạo được đồng thuận

Tuy nhiên, những quan điểm nghiêng về kiến nghịgạt vàng ra khỏi danh sách hàng hóa xuất nhậpkhẩu dường như khá đơn độc với đề xuất của mình.Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7/4, Ngânhàng Nhà nước chưa tính đến việc này.

Là người có lẽ sẽ phúc đáp đề xuất của Hiệp hộiKinh doanh vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcNguyễn Văn Giàu giải thích rằng, việc nhập vàngphải dùng đến ngoại tệ, như vậy vẫn có ảnh hưởngđến cán cân thanh toán.

Chịu trách nhiệm chính trước con số nhập siêulớn trong quý 1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ HuyHoàng, trong một cuộc trả lời trực tiếp vớichúng tôi bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 16,khẳng định: “Vàng vẫn phải tính vào thống kêxuất nhập khẩu, vì nó nằm trong các hoạt độngtrao đổi thương mại”.

Giải thích cho việc bộ này đưa ra con số tăngtrưởng xuất khẩu khi loại vàng khỏi danh sáchhàng hóa xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Hoàng chorằng, khi so sánh tăng trưởng và xu hướng xuấtnhập khẩu thì không nên tính vàng vào.

Bởi nếu không, sẽ làm sai lệch cách nhìn nhận vềxuất, nhập khẩu và nhập siêu, do cân đối này sẽlệ thuộc nhiều vào thời điểm xuất hay nhập khẩuvàng, và việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, đặcbiệt là tỷ giá, Bộ trưởng Hoàng cho biết.

Ông khẳng định: “Chúng tôi chỉ đề nghị, khi xemxét so sánh tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩuthì không nên tính vàng vào, chỉ riêng cái đóthôi. Chứ còn thống kê vẫn phải tính”.

Về phía cơ quan lập và công bố báo cáo tình hìnhxuất nhập khẩu hàng tháng, Tổng cục Thống kê chorằng việc đưa vàng vào danh sách hàng hóa xuấtnhập khẩu như hiện nay là đúng thông lệ quốc tế.

Theo một số tài liệu được bà Lê Thị Minh Thủy,Phó vụ trưởng Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (Tổngcục Thống kê) gửi cho chúng tôi trước đó, từ năm1998, phương pháp thống kê xuất nhập khẩu hànghóa đã tuân theo các chuẩn mực của thống kê Liênhợp quốc (khuyến nghị IMTS.Rev.2), và Qũy tiềntệ quốc tế (liên quan đến thống kê Cán cân thanhtoán - BPM5).

Theo bà Thủy, việc thống kê vàng trong danh mụchàng hóa xuất nhập khẩu như hiện nay thể hiệnđúng luồng hàng hóa vào/ra khỏi phạm vi quốc giavà phản ánh trong cán cân xuất, nhập khẩu.

Làm rõ thêm quan điểm trên, Vụ trưởngVụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) Bùi Bá Cường khẳng định,chỉ có Ngân hàng Nhà nước xuất, nhập khẩu vàng mới coi là vàng tiền tệ, còncác doanh nghiệp ngân hàng hoặc phi ngân hàng khác khi nhập hay xuất vàngđều coi là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa bình thường.

“Khi quan niệm vàng là xuất hay nhập khẩu hàng hóa thì nó sẽ tác động đếntính toán vĩ mô. Nếu loại bỏ vàng ra khỏi thống kê xuất, nhập khẩu thì sẽtác động ngay đến việc nhìn nhận về cán cân thương mại”, ông nói.

* Theo thông lệ quốc tế hiện nay, vàng với ba chức năng là hàng hóa (sử dụngcho sản xuất, chế tác, kinh doanh), phương tiện lưu giữ giá trị và phươngtiện thanh toán, được phân làm hai loại: vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ,hay còn gọi là vàng hàng hóa.

Vàng tiền tệ là vàng do các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sở hữu vànắm giữ làm tài sản dự trữ quốc gia. Nếu cơ quan này mua, bán vàng với cơquan điều hành chính sách tiền tệ của nước khác hoặc một tổ chức tiền tệquốc tế thì giao dịch này không được thống kê vào xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vàng phi tiền tệ là vàng ở các dạng đã hoặc chưa gia công (thanh, thỏi, bột,vảy…) được xuất nhập khẩu bởi các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cho mụcđích sản xuất, kinh doanh, lưu giữ giá trị, được tính vào thống kê xuất nhậpkhẩu hàng hóa.

Theo Anh Quân
Xung quanh đề xuất “gạt” vàng khỏi danh sách hàng xuất nhập khẩu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.