Jimmii Nguyễn: Tôi chẳng thấy bến bờ đâu…

Jimmii Nguyễn ca sĩ – nhạc sĩ? Khán giả đã quá quen với một chất giọng mềm đến độ…ướt át chỉ để hát những ca khúc buồn do chính mình sáng tác.

Jimmii Nguyễn ca sĩ – nhạc sĩ? Khán giả đãquá quen với một chất giọng mềm đến độ…ướt át chỉ để hát những ca khúc buồndo chính mình sáng tác.

Jimmii Nguyễn doanh nhân vàlại là doanh nhân trong lĩnh vực báo chí và truyền thông? Một điều thật lạvà càng lạ hơn khi người đàn ông này nói rằng, việc kinh doanh cũng như viếtmột ca khúc mà thôi.

Liệu thương trường có giốngnhư sân khấu như anh nghĩ?

Jimmii Nguyễn: Tôi chẳng thấy bến bờ đâu…

Jimmii Nguyễn

Bản năng trong nghệ thuật

Gần hai mươi năm trước, khắpcác khu phố nẻo làng đâu đâu cũng “Tình như lá bay xa”,  “Thiên đường khôngtìm thấy”…bên chất giọng lắng buồn. Nghe dễ làm người ta khóc. Nỗi buồntrong sáng tác của Nguyễn không “sến”, nó mang dáng dấp của một JimmiiNguyễn riêng biệt, không ai bắt chước được, không ai hát theo được, trừchính bản thân anh.

Jimmii Nguyễn thổ lộ, anhviết nhạc bằng nỗi đau, và hát bằng sự ám ảnh. “Tôi có em gái và vợ chưacưới mất sớm, tôi bị ám ảnh về điều đó. Đó cũng là nguyên do của sự bủa vâynỗi buồn trong ca khúc của tôi”. Nhiều ca khúc của anh, như: “Ngườinói”, “Mãi mãi bên em”, “Hỏi đá buồn không”, “Vắng em”..v..v.. đều mang sự u uẩn, day dứt và tiếc nuối. Thậm chí có ca khúc có ca từ vui nhộnhóm hỉnh như “Thằng Tàu lai” mà anh đặt lời Việt cũng vẫn còn dư  ba giaiđiệu buồn. Âm nhạc của Jimmii Nguyễn không phải là dòng nhạc uyên bác,nghiêng nhiều về ca từ và sự duy  mỹ cao siêu, mà đa phần là phục vụ chotầng lớp số đông dễ nghe, dễ hiểu. Sau nhiều năm không xuất hiện, nhưng khánthính giả cũng không quên anh khi hàng trăm ca khúc của Jimmii Nguyễn sángtác, vẫn luôn được công chúng đón nhận một cách thường xuyên.

Bao nhiêu năm qua, Jimmii chỉ hát nhạc mình viết. Không những thế, anh cònthành lập một ban pop-rock của riêng mình với tên gọi Jimmii Band gồm 6thành viên, để hát nhạc của mình. Hiện nay, ban nhạc vẫn  được anh duy trìvà chỉ xuất hiện khi nào anh thấy thật cần thiết và phù hợp. Anh chỉ nhậnlời biểu diễn với điều kiện được hát chính nhạc mình viết cùng với ban nhạccủa mình. Jimmii Nguyễn cho rằng “Không có lý do gì khi mình chưa yêu hếtlòng đứa con sinh ra lại đã đi yêu con của người khác”. Và cứ thế, suốt mườimấy năm qua, anh cũng chỉ yêu “con” của mình đẻ ra mà chưa chịu “mở lòng”với  “con” ai.

Jimmii Nguyễn: Tôi chẳng thấy bến bờ đâu…
Jimmii Nguyễn và các thành viên trong ban nhạc Jimmii band

Năm 1996, Jimmii Nguyễn là casĩ Việt Nam đầu tiên ở hải ngoại được nhà nước mời về biểu diễn và anh  đượchát chính nhạc của mình sáng tác ở quê nhà. Lần trở về này, theo anh, như một dòng nước ngọt ngào của quê hương đánh thức bản thể của một người ViệtNam trong anh. “Ở Mỹ, tôi đi ra đường, không ai cho rằng tôi là ngườiViệt Nam và cũng không ai nghĩ tôi là người Mỹ. Chỉ có trở về Việt Nam, tôimới được nhìn nhận, được gần gũi yêu thương là một người Việt Nam đúngnghĩa. Tôi được tự hào là một người Việt…danh chính ngôn thuận. Tôi hãnhdiện với tên họ của mình là Nguyễn nên tôi muốn được mọi người gọi làNguyễn”, anh chia sẻ.

Nhưng cũng chính vì điều này,mà sau đó quay lại nước Mỹ, Jimmii Nguyễn bị tẩy chay một cách khốc liệt. “Nhiều album, băng rôn và hình ảnh của tôi trong các chương trình bị hạxuống. Nhưng tôi không lấy đó làm buồn”, anh nói. Jimmii Nguyễn nhớ lại,trong một chương trình ca nhạc ở hải ngoại, khi giới thiệu anh lên hát, MCNguyễn Ngọc Ngạn có dặn anh đừng tiết lộ thông tin mình đã được về Việt Nambiểu diễn. “Nếu hôm đó là một đêm diễn của riêng mình, chắc chắn tôi sẽnói ra điều ông Ngạn ngăn cản. Bởi vì tôi tôn trọng sự thật. Tôi là một nghệsĩ không biết đeo mặt nạ”.

Jimmii cho rằng, thời điểm những năm 1996, 1997… là thời kỳ hoàng kim củaanh khi về nước biểu diễn. Mười ba năm kể từ ngày trở về, những người hâm mộcó thể nghĩ rằng anh vẫn sống ở Mỹ. Nhưng không, anh “ẩn cư” ngay tại quênhà.

Kỷ niệm lần đầu về Việt Nambiểu diễn năm 1996, là sự e ngại giọng hát hơi ngọng nghịu của mình trướckhán giả. Nhưng sự yêu mến của thính giả lại là câu trả lời khác đối với sựe ngại kia. Hôm nay, ngồi lại với anh, tôi thấy Jimii Nguyễn vẫn còn sự khaokhát như ngày xưa: “Tôi sẽ trở lại với những đêm diễn về, hoa của ngườiái mộ đầy phòng”.

Jimmii Nguyễn: Tôi chẳng thấy bến bờ đâu…

Nếu những ngôi sao ca nhạckhác, khi đi biểu diễn thường cầu kì phương tiện đi lại, rằng phải xe hơi,xe đời mới nọ kia thì với Jimmii Nguyễn lại quan trọng là đến đúng giờ đểkhông trễ hẹn với khán giả bất kể bằng phương tiện gì. Nhiều lần, người điđường ngớ người khi thấy một anh chàng ca sĩ ăn mặc hoành tráng nhưng lạibắt xe ôm  băng qua đoạn đường kẹt xe để đến đúng giờ. “Khán giả đội mưađội gió đến xem mình diễn mà mình đến trễ thì không được. Tôi không thể phụtình cảm mọi người dành cho mình”.

Khi hỏi tuổi, anh bầy tỏ “hãyquan tâm đến những gì người nghệ sĩ làm cho công chúng, chứ không phải anhta bao nhiêu tuổi. Cho nên, đừng hỏi tôi về tuổi”.

Jimmii Nguyễn: Tôi chẳng thấy bến bờ đâu…

Tính đến thời điểm về ViệtNam, Jimmii Nguyễn đã sáng tác hơn một trăm ca khúc và hầu hết đều được côngchúng biết đến. Nhưng cho đến giờ anh vẫn chưa xuất đầu lộ diện một albumnào ở Việt Nam. Thành công như vậy nhưng Jimmii Nguyễn lại chọn sự yên lặngcho con đường của mình. “Tôi sợ sự lặp lại. Tôi ở ẩn ngần ấy năm chỉ đểnghĩ mình có thể làm cái gì mới mẻ hơn nữa mới xuất hiện”. Và giờ đây,anh đang ấp ủ cho album đầu tiên trên quê nhà như một lời tỏ ơn với nơi mìnhđi về với cái tên “Lời tri ân”.

Jimmii Nguyễn hiện đang là hội thẩm viên hội âm nhạc ghi âm quốc gia Hoa Kỳ.Anh từng được đề cử vào giải Grammy rất nhiều lần. Nói tới điều này hẳn cóngười sẽ cho là anh “nổ”. Nhưng Jimmii Nguyễn lại thẳng thắn dẫn chứng vớibáo chí qua tư liệu cho công chúng hiểu rằng đó là sự thật. Tuy nhiên, anhvẫn luôn đinh ninh rằng: “Tôi hát không hay!”.

Coi thương trường như sânkhấu

Không hiểu được và rất khó lýgiải vì sao, đúng một ca sĩ, ca sĩ Jimmii Nguyễn lại tham gia vào con đườngđầy cam go: “kinh doanh báo chí”

Năm 2009 anh hoàn toàn lãnhtrách nghiệm cải tổ lẫn đầu tư , hoạt động bộ máy của một ấn phẩm dành chophái mày râu. Người ta nghi ngờ chuyện này, nghi ngờ cái khả năng của anh làđiều không tránh khỏi. Rằng ca sĩ thì chỉ biết hát thôi, nhạc sĩ thì chỉviết và viết thôi trong bầu trời nghệ thuật (cứ tạm gọi là như vậy) củamình.

Vậy nhưng Jimmii lại nói: “Tôi có cái may mắn hơn mọi người là được lớn lên và phát triển trong mộtngôi trường mà truyền thông quá phát triển của Mỹ. Hàng ngày đi làm, đi học,bao nhiêu báo chí, quảng cáo đổ vào tâm trí mình. Dần dà, mình học được cáicách mà người Mỹ làm truyền thông như thế nào, và khi về Việt Nam làm báotôi biết chúng ta thừa cái gì và thiếu cái gì khi so sánh với họ”.

Thế nhưng anh lại nói, anhlàm công việc này cảm giác như anh viết một ca khúc vậy.

Thật ngạc nhiên khi JimiiNguyễn quan niệm công việc này liên quan đến nghệ thuật. Liên quan, vâng,có. Nhưng không thể là tất cả. Một ca khúc viết ra có ca khúc hay, có cakhúc dở. Một tờ báo (nếu cứ theo cách của Jimmii) là một tác phẩm, thì nócũng đâu phải có một mình “nhạc trưởng” làm nên nó?

Jimii Nguyễn có cái hồn nhiêncủa một đứa trẻ khi lẫm chẫm những bước đi đầu tiên vào cuộc sống. Đến vớinghề báo, anh cũng hồn nhiên như vậy.Anh hồn nhiên tự chịu trách nghiệm, tựđứng trang cho những bài đinh trên ấn phẩm của mình.

Phải thừa nhận rằng, một cáchlàm bản năng thường có những điều mới mẻ, nhưng không tránh khỏi những ngônghê. Ngay cả sự đứng trang trò chuyện, đôi lúc cũng có sự hơi…lạ lẫm. Vàhình như chỉ có Jimmii, chỉ có cách làm kiểu Jimmii mới có những lạ lẫm nhưvậy. Lạ lẫm nữa là như anh nói: “Tôi dám chắc rằng ở Việt Nam hiện nay,không có một tờ báo nào mà trang trò chuyện do chủ bút tờ báo đứng trangnhư… tôi”. Và anh đứng ra đối thoại về đủ mọi thứ trên đời.

Jimmii Nguyễn: Tôi chẳng thấy bến bờ đâu…
Ca sĩ, nhạc sĩ Jimmii Nguyễn

Ừ thì thương trường, ở mộtmặt nào đó sẽ như sân khấu. Nhưng thương trường không thể chớp nhoáng theođám đông cổ vũ reo hò. Ở sân khấu, một ca sĩ có thể chi tiền tỷ chỉ đốt vèotrong một đêm live show. Còn một tờ báo mà cũng đốt vèo như vậy, thì chắcmột điều trong hai chữ thất bại.

Bạn đừng hỏi tôi về số phậntờ báo. Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Và tôi cũng nóivới bạn rằng, chuyện một nhà băng bị đóng cửa cũng là chuyện bình thường,huống chi một tờ báo”. Jimmii thành thật như vậy.

Quan tâm tới cả ba lĩnh vựcquyết định sự thành bại của tờ báo: nội dung, phát hành, quảng cáo, nhưngkhi được hỏi về bí quyết để điều hành một ấn phẩm trong thời kì báo chí cạnhtranh nhau khốc liệt như hiện nay, Jimii Nguyễn lặng đi một hồi rồi nói: “Tôichỉ biết một điều này, tôi muốn tìm cho mình một chân trời mới. Khi tôi ngồivào cái thúng nhỏ và đẩy mình ra biển, tôi thấy trước mắt biển mênh mông,nhưng sau lưng vẫn là bến bờ. Lúc ấy tôi  tự hỏi mình có muốn đi tìm mộtchân trời mới không và tôi cứ thế lao thẳng. Bây giờ, quay lưng lại tôichẳng thấy bến bờ đâu”.

Theo Nữ Doanh nhân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.