10 ngộ nhận sai lầm phổ biến nhất về sức khỏe

Đã đến lúc bạn từ bỏ 10 thói quen dưới đây:

Đã đến lúc bạn từ bỏ 10 thói quen dưới đây:

1. Uống 8 cốc nước mỗi ngày

Bạn không nhất thiết phải đếm từng cốc nước uống mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần uống một cốc nước khi khát là đủ để bù nước cho cơ thể và giữ sức khỏe.

Tất cả những thực phẩm nhiều nước như canh, trái cây và rau, và những đồ uống như sinh tố, trà và cà phê đều giúp bạn có đủ nước. Bạn có thể cần uống nhiều nước hơn nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, tiểu ít, hoạt động nhiều hoặc khi thời tiết nóng bức.

2. Trứng không tốt cho tim

Nếu bạn là tín đồ của món trứng ốp la, hãy cứ việc thưởng thức. Ăn một hoặc hai quả trứng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ bệnh tim ở người khỏe mạnh. Tuy lòng đỏ trứng có cholesterol, nhưng với phần lớn chúng ta, lượng cholesterol có trong bất kỳ một thực phẩm nào cũng không có hại như phối hợp nhiều loại chất béo từ tất cả những gì bạn ăn.

Hơn nữa, trứng có những chất dinh dưỡng, như các axít béo omega-3, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

3. Lăn nách khử mùi gây ung thư vú

Một số nhà khoa học cho rằng các hóa chất có trong những chế phẩm chống tiết mồ hôi và khử mùi có thể được hấp thu qua da vùng nách, tích lũy ở mô vú và khiến khối u dễ xảy ra hơn. Nhưng Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khẳng định không có bằng chứng về mối liên quan giữa những sản phẩm này với ung thư vú.

4. Trời lạnh khiến bạn bị cảm lạnh

Cho dù bà bạn có nói như vậy, song sự thật là việc ở lâu trong không khí lạnh không làm bạn bị ốm.

Cho dù bà bạn có nói như vậy, song sự thật là việc ở lâu trong không khí lạnh không làm bạn bị ốm.

Một nghiên cứu thấy rằng nam giới khỏe mạnh ở nhiều giờ trong nhiệt độ chỉ nhỉnh hơn mức đóng băng đã tăng hoạt động kháng vi rút trong hệ miễn dịch. Trên thực tế, bạn sẽ dễ bị ốm hơn khi ở trong nhà, nơi mầm bệnh dễ dàng phát tán.

5. Bạn cần uống multivitamin hàng ngày

Bạn có thể từng nghe nói rằng multivitamin có thể bù đắp cho những chất dinh dưỡng không có trong bữa ăn. Các nhà nghiên cứu chưa nhất trí về quan điểm này. Nhưng nếu bác sĩ khuyên bạn uống vitamin, thì hãy làm theo. Và nếu bạn đang mang thai, bạn cần uống a xít folic để giảm nguy cơ khuyết tật thai nhi.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để nhận được chất dinh dưỡng là hãy ăn một chế độ ăn đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, hạt có vỏ cứng và những loại dầu tốt cho sức khỏe.

6. Ăn sáng để giảm cân

Ăn sáng đúng là có giúp một số người giảm cân. Nó có thể ngăn chặn cơn đói, và ngăn bạn ăn uống tùy hứng sau đó. Song nếu bạn không phải là tín đồ của bữa sáng, bạn vẫn có thể giữ được dáng hình thon thả. Nghiên cứu của trường Đại học Cornell thấy rằng nhiều người bỏ bữa sáng nhưng vẫn không hề ăn quá nhiều vào bữa trưa và bữa tối, và họ ăn ít đi 400 calo mỗi ngày. Tóm lại: Bỏ bữa sáng cũng giúp ích cho một số người.

7. Nước mũi xanh đồng nghĩa với nhiễm trùng

Nghiên cứu cho thấy nước mũi màu xanh hoặc màu vàng gặp nhiều hơn chút ít trong một số trường hợp nhiễm khuẩn. Nhưng đó không phải dấu hiệu đảm bảo là bạn đang bị nhiễm khuẩn hoặc cần uống kháng sinh. Nhiễm trùng xoang có thể gây chảy nước mũi trong, trong khi cảm lạnh có thể khiến nước mũi có màu xanh.

8. Đường khiến trẻ tăng động

Đường đúng là không tốt cho trẻ, nhưng nghiên cứu thấy rằng đồ ngọt không làm cho trẻ hiếu động hơn, gây hại cho việc học của trẻ, hoặc khiến chúng mất tập trung. Tuy nhiên, do nhiều phụ huynh tin vào mối liên quan này, nên họ thường mặc định rằng trẻ sẽ cư xử tệ hơn sau khi ăn đồ ngọt. Vì thế họ dễ để ý hơn nếu thấy điều đó xảy ra.

9. Bệ ngồi toilet có thể khiến bạn đổ bệnh

Đừng quá stress nếu bạn không thể lót bệ ngồi toilet. Thực ra bệnh ngồi toilet thường khá sạch - chính cửa nhà vệ sinh, tay nắm cửa và sàn mới dễ bám những vi khuẩn như E. coli, norovirus và cúm. Hãy dùng khăn giấy lót tay trước khi chạm vào cửa hoặc tay nắm cửa, và sát trùng tay hoặc vệ sinh tay sau đó.

10. Bẻ khớp gây viêm khớp

Tiếng rắc rắc khi bẻ khớp ngón tay có thể làm phiền những người xung quanh, nhưng đó là tất cả tác hại của việc làm này. Bạn có thể nghĩ rằng xương hoặc khớp cọ vào nhau gây ra tiếng động này, nhưng thật ra không phải vậy. Đó là tiếng nổ của bọt khí hình thành giữa các xương.

Nếu bạn thích bẻ khớp, cứ việc. Nghiên cứu cho thấy nó không gây ra hay đóng vai trò gì trong viêm khớp. Còn nếu bạn thấy đau thường xuyên hoặc đau nhiều khi bẻ khớp, thì hãy đến gặp bác sĩ.

                                                                                                                               Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.