- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 câu hỏi phân loại nguy cơ dị ứng với vắc xin COVID-19: Người có nguy cơ cao cần làm gì?
Theo khuyến cáo của các tổ chức y khoa có uy tín, những người có tiền sử dị ứng không phải là đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19.
Cho tới nay, theo số liệu của các nước đang tiêm chủng vắc xin COVID nhiều nhất và có hệ thống theo dõi ghi nhận tác dụng phụ của vắc xin tốt nhất, phản ứng dị ứng nói chung và phản vệ do vắc xin COVID là rất hiếm gặp. Số liệu của Mỹ cho thấy với các vắc xin mRNA (Pfizer và Moderna) tỉ lệ sốc phản vệ chỉ từ 2,5-11 ca/1 triệu mũi tiêm. Theo số liệu của châu Âu, tỉ lệ sốc phản vệ của vaccine AstraZeneca là khoảng 8/1 triệu mũi.
Cũng phải nói rõ là cho tới nay chưa có một hiểu biết rõ ràng nào về thành phần nào của vắc xin COVID gây ra phản ứng dị ứng (nặng là phản vệ). Với các vắc xin mRNA, người ta nghi ngờ Polyethylene glycol (PEG) và với các vắc xin dùng Adenovirus Vector (Astrazeneca hay Johnsons & Johnsons) là Polysorbate. Đây là các thành phần của vắc xin.
* PEG và Polysorbate 80 là các chất ổn định có trong vaccine, giúp nó giữ được hoạt tính trong quá trình bảo quản. PEG cũng được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm dùng hàng ngày (xà bông, kem đánh răng, dưỡng ẩm) và trong các loại thuốc thông dụng. |
PEG là một đa phân tử, có chứa các đoạn cấu trúc giống với các đoạn cấu trúc có trong phân tử Polysorbate. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, một người dị ứng với PEG cũng có thể dị ứng chéo với Polysorbate 80.
Các hiệp hội về miễn dịch, dị ứng của Mỹ như American Academy of Allergy, Asthma, & Immunology, hay của American College of Allergy, Asthma, & Immunology đều KHÔNG khuyến cáo thực hiện các test dị ứng với vắc xin vì chúng ít ý nghĩa.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Asthma, Allergy, & Immunology hồi tháng 3 cho thấy các test dị ứng với dị nguyên của vắc xin COVID không có ý nghĩa gì. Trong 15 người tham gia, 8 người được xét nghiệm vì họ bị phản ứng dị ứng với mũi 1 của vắc xin COVID, 7 người còn lại xét nghiệm vì họ có tiền sử dị ứng với PEG hoặc polysorbate.
Dù đã từng dị ứng với mũi 1 hoặc có tiền sử dị ứng với dị nguyên, đa số đều xét nghiệm âm tính hoặc dương tính giả, và đa số sau đó được tiêm vắc xin COVID (mũi 1 hoặc 2) mà không gặp vấn đề gì. Như vậy, mặc dù làm xét nghiệm dị ứng với dị nguyên cụ thể là chất được dùng để chế vaccine, các xét nghiệm này được cho là không có tác dụng.
Trên thực tế, số liệu từ các thử nghiệm lâm sàng pha 3 cho thấy những người có cơ địa dị ứng không có tăng nguy cơ bị phản ứng dị ứng so với người không có cơ địa dị ứng. Cơ địa dị ứng với thời tiết, phấn hoa, đồ hải sản, kháng sinh v.v…không phải là chống chỉ định với tiêm vaccine nói chung và với vắc xin COVID nói riêng.
Theo khuyến cáo của các tổ chức y khoa có uy tín thì những người có tiền sử dị ứng với một thành phần cụ thể của vắc xin (ví dụ với trứng, với gelatin hay được dùng cho các loại vắc xin cũ, hay với PEG cho vắc xin mRNA COVID, hay polysorbate với adenovirus vector vắc xin), hoặc có phản ứng với mũi 1, thì nên dùng loại vắc xin khác (cho mũi 2). Nếu không rõ cụ thể như thế, chỉ biết có cơ địa dị ứng, thì phải tiêm ở cơ sở y tế có khả năng điều trị phản vệ, và phải theo dõi 15-30 phút sau khi tiêm. Hoàn toàn không phải là chống chỉ định.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đưa ra hướng dẫn phân loại nguy cơ phản ứng với vắc xin COVID-19 thông qua 4 câu hỏi: 1. Bạn có bao giờ bị phản ứng nặng với thuốc tiêm trước đây không (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da)? 2. Bạn có bao giờ bị phản ứng nặng với vắc xin trước đây không? 3. Bạn có bao giờ bị phản ứng nặng với các chất gây dị ứng khác (thức ăn, côn trùng, cao su tự nhiên...) trước đây không? 4. Bạn có bao giờ có phản ứng tức thời (trong vòng 4 tiếng) hoặc phản ứng nặng với thuốc hoặc vắc xin có chứa Polyethylene Glycol (PEG), hoặc Polysorbate trước đây không? |
??Nguy cơ cao: người trả lời "Có" cho câu hỏi 4, có:
- Tiền sử phản vệ với thuốc tiêm hoặc vắc xin chứa PEG, dẫn xuất chứa PEG, hoặc Polysorbate* mà không chứng minh được đã dung nạp
- Tiền sử nguy cơ phản vệ với PEG uống (ví dụ thuốc nhuận tràng)
Để xử trí, cần chuyển chuyên khoa dị ứng để được hỏi bệnh kỹ, cân nhắc làm xét nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng cá nhân.
??Nguy cơ trung bình: người trả lời "Có" cho 1 trong 3 câu hỏi 1-2-3, có:
- Tiền sử phản vệ với vắc xin hoặc thuốc tiêm KHÔNG chứa PEG hoặc Polysorbate
- Tiền sử phản vệ với thức ăn, thuốc, côn trùng, hoặc latex
- Tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân.
Sau khi tiêm vắc xin, nhóm người thuộc nguy cơ này nên được theo dõi ít nhất 30 phút.
??Nguy cơ thấp: người trả lời "Không" với cả bốn câu hỏi trên:
- Có tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc, nọc ong, côn trùng, latex nhưng không phản vệ
- Có tiền sử dị ứng với vắc xin khác nhưng không phản vệ
- Có bệnh lý hoạt hoá tế bào mast
- Viêm mũi dị ứng và hen phế quản
Sau khi tiêm vắc xin, nhóm người thuộc nguy cơ này nên được theo dõi ít nhất 30 phút.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
-
Sức khỏe5 giờ trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe14 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe17 giờ trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.