4 lý do bạn nên ngừng dùng sản phẩm chứa nhôm

Nhôm là kim loại thường được dùng để sản xuất đa số sản phẩm gia dụng hàng ngày như giấy nhôm, nồi, muỗng, đũa,... Thậm chí nhôm còn có trong một số loại nước uống, bột sữa thực vật và sản phẩm làm đẹp, chất khử mùi.

Nhôm là kim loại thường được dùng để sản xuất đa số sản phẩm gia dụng hàng ngày như giấy nhôm, nồi, muỗng, đũa,... Thậm chí nhôm còn có trong một số loại nước uống, bột sữa thực vật và sản phẩm làm đẹp, chất khử mùi.

Dùng đồ nhôm nấu nướng có thể gây hại sức khỏe

Dùng nhiều sản phẩm bằng nhôm có thể gây hại sức khỏe

Việc cơ thể hấp thụ nhôm trong thời gian dài sẽ dẫn đến các tác hại dưới đây:

Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống)

Các nghiên cứu nói rằng việc tiếp xúc với nhôm có liên quan đến bệnh tự kỷ, bệnh về não và xương ở trẻ nhỏ và các bệnh khuyết tật về thần kinh như bệnh mất trí nhớ ở người lớn.

Gây tổn thương não

Nghiên cứu cho thấy nhôm có khả năng tạo ra độc tố và mất cân bằng ôxy hóa trong não. Nguy hiểm hơn là não lại có khả năng tích lũy nhiều nhưng không thể đào thải nhôm. Lượng nhôm tích trữ này có thể dẫn đến bệnh đa xơ cứng, tăng động, động kinh, hội chứng mệt mỏi kinh niên, mất trí nhớ.

Dẫn đến thiếu hụt vitamin

Nhôm lấy đi magie, canxi và sắt trong cơ thể. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến bệnh giòn xương, loãng xương gây nguy hiểm ở người lớn tuổi. Thiếu sắt sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài, cơ thể xanh xao, đầu óc kém minh mẫn. Thiếu magie sẽ gây các bệnh về tim, co thắt cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể cũng không thể hoạt động tốt.

Gây căng thẳng

Cơ thể không biết cách làm thế nào để đào thải lượng nhôm dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng. Nhôm gây mất cân bằng ôxy ở các tế bào, tổn thương ADN trong các tế bào này và thậm chí khiến cơ thể nhanh bị lão hóa.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.