- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cốc nước đầu tiên vào mỗi sáng rất quan trọng nhưng đặc biệt cần tránh 5 loại để không gây tổn thương sức khỏe
Ngoài nước ấm đun sôi, nhiều người lựa chọn các thức uống khác uống vào buổi sáng như nước muối, nước mật ong, nước chanh, nước hoa quả…
Ngoài nước ấm đun sôi, nhiều người lựa chọn các thức uống khác uống vào buổi sáng như nước muối, nước mật ong, nước chanh, nước hoa quả… Tuy nhiên, để có một sức khỏe tốt nhất, cốc nước đầu tiên không nên là 5 loại nước sau.
Cốc nước đầu tiên vào buổi sáng có thể tác động đến sức khỏe của cả một ngày, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như thúc đẩy tiêu hóa, “giải độc” cho dạ dày hay giữ ẩm, làm đẹp da.
Ngoài nước ấm đun sôi, nhiều người lựa chọn các thức uống khác uống vào buổi sáng như nước muối, nước mật ong, nước chanh, nước hoa quả… Tuy nhiên, để có một sức khỏe tốt nhất, cốc nước đầu tiên không nên là 5 loại nước sau.
1. Trà
Nếu trà được pha quá lâu, một lượng axit amin, đường và các chất khác sẽ trở thành “nguồn dinh dưỡng” cho vi khuẩn, nấm mốc. Không chỉ vậy, thời gian để lâu, chất polyphenol, các loại vitamin trong trà sẽ trải qua phản ứng oxy hóa. Từ đó khiến các chất dinh dưỡng trong trà giảm đáng kể, không mang thêm lợi ích cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, lúc bụng đói, không có thức ăn, trà sẽ trực tiếp đi thẳng vào dạ dày. Lượng caffeine có trong trà rất cao sẽ gây tim đập nhanh, gây cảm giác bất an, hoảng loạn. Bởi vậy, sau khi thức dậy, không nên uống trà, đặc biệt là trà để qua đêm.
2. Nước muối nhạt
Nhiều người lựa chọn cốc nước đầu tiên là nước muối nhạt bởi nghĩ rằng nó sẽ giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm khoa dinh dưỡng, Đại học Y Khoa Thủ đô thuộc Bệnh viện hữu nghị Bắc Kinh (Trung Quốc) Hổng Trung Tân: Việc điều trị táo bón không thể được giải quyết chỉ bằng cách uống nước muối, mà phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.
Nếu lượng muối trong cơ thể không thiếu, mà chúng ta lại bổ sung thêm muối sẽ khiến lượng muối tăng quá mức, người sẽ cảm thấy “khô”, khó chịu. Đặc biệt đối với người bị bệnh tim mạch, bệnh thận, huyết áp cao không nên dùng nước muối là ly nước đầu tiên sau khi thức dậy bởi rất dễ gây tăng huyết áp.
3. Nước mật ong
Bên cạnh nước muối nhạt, nhiều người cũng cho rằng nước mật ong giúp giảm táo bón. Nhưng uống nước mật ong đầu tiên vào buổi sáng, lúc bụng đói là không nên. Chủ nhiệm Hồng cho biết: “Mật ong chứa nhiều fructose và glucose, sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn và chất lượng của bữa sáng”.
Ngoài ra, fructose trong mật ong phải trải qua sự chuyển hóa thành glucose thì cơ thể con người mới có thể hấp thụ và sử dụng. Điều đó sẽ làm mất đi tác dụng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể của ly nước đầu tiên. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong mật ong không được hấp thụ một cách hiệu quả.
Do đó, không nên uống ngay nước mật ong sau khi thức dậy. Bạn có thể uống một cốc nước ấm và uống nước mật ong sau khoảng 10 phút.
4. Nước hoa quả
Nhiều bạn gái thích uống một cốc nước ép trái cây tươi vào buổi sáng. Nhưng đây không phải là một ý tưởng hay. Nước hoa quả quá ngọt, khi uống lúc bụng đói, trống rỗng sẽ làm ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn, khiến bạn không thấy hứng thú với bữa sáng. Bỏ bữa sáng là một điều không hề tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, nước ép trái cây được làm lạnh lại càng không tốt. Cơ thể con người, đặc biệt là dạ dày thích một môi trường ấm áp vào buổi sáng. Nếu uống đồ lạnh, nó sẽ kích thích dạ dày, ảnh hưởng xấu đến hấp thu và tiêu hóa.
5. Đồ uống có ga
Đồ uống có ga không thích hợp là thức uống đầu tiên trong một ngày. Bởi vì trong hầu hết các loại đồ uống có ga đều chứa axit citric, làm tăng tốc độ bài tiết canxi, giảm lượng canxi trong máu, gây thiếu hụt canxi, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong thời gian dài. Đồng thời, uống cốc nước có ga đầu tiên vào buổi sáng càng làm cơ thể thèm khát, thiếu nước hơn.
Theo Helino
- Sức khỏe3 giờ trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
- Sức khỏe17 giờ trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.
- Sức khỏe22 giờ trướcBé gái bị cha mẹ mắng ham chơi không lo học dẫn uống 28 viên thuốc trầm cảm, phải nhập viện cấp cứu.
- Sức khỏe1 ngày trướcBệnh nhân nữ, 56 tuổi vào viện khám với biểu hiện nuốt đau, sưng nề cùng cổ, sờ thấy khối cứng, không di động.
- Sức khỏe1 ngày trướcLina Medina, ở Peru, được y học ghi nhận là bà mẹ trẻ nhất thế giới khi sinh con trai khỏe mạnh dù mới 5 tuổi.
- Sức khỏe1 ngày trướcNăm 2020, số lượng ca tử vong vì ung thư phổi ở Việt Nam lên tới 24.000 ca, gần bằng số lượng mắc mới.
- Sức khỏe1 ngày trướcLão hóa là một vấn đề mà nhiều phụ nữ không muốn đối mặt, phụ nữ chỉ cần tuân thủ "3 nhiều 4 không" có thể kéo dài tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa?
- Sức khỏe1 ngày trướcSau tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá tốt khi sản sinh ra kháng thể gấp 4 lần so với bình thường. Thậm chí, có người còn có mức độ đáp ứng miễn dịch gấp 20 lần.
- Sức khỏe1 ngày trướcĐiều quan trọng là bạn cần chú ý những gì khi ăn sắn để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
- Sức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 14/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 10 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay ở Tây Ninh. Việt Nam hiện có 1.531 bệnh nhân.
- Sức khỏe2 ngày trướcAi cũng biết rằng thức khuya rất có hại cho cơ thể, nhưng họ không ngờ nó gây ra hậu quả nghiêm trọng như vô sinh.
- Sức khỏe2 ngày trướcTrung bình cứ 10 người phụ nữ thì sẽ có 8 người nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời.