Bác sĩ khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai tiết lộ bí quyết bằng "vạn liều thuốc bổ"

TS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về bí quyết giữ gìn sức khoẻ của mình, cách sống không sợ lạnh, không sợ mưa bão.

TS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về bí quyết giữ gìn sức khoẻ của mình, cách sống không sợ lạnh, không sợ mưa bão.


Chỉ cần tập luyện

Trong một lần hẹn Tiến sĩ Vũ Trường Khanh tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai, ấn tượng đầu gặp bác sĩ Khanh đó là anh đi nhanh đến mức những người đi theo sau chẳng theo kịp.

Cả khuôn viên bệnh viện rộng lớn những người theo anh tim đập mạnh, mồ hôi nhễ nhại, thở gắng sức vì mệt còn anh vẫn leo một bước 2 bậc cầu thang chẳng thấy mệt mỏi gì.

Anh quay lại cười, hãy đạp xe đạp đi nó bằng vạn liều thuốc bổ. Câu nói tưởng chừng bâng quơ đó không ngờ lại là cả bí quyết của vị bác sĩ này.

Câu chuyện của chúng tôi với TS Vũ Trường Khanh ở ngay phòng nội soi tiêu hoá. Anh bắt đầu tâm sự về cách rèn luyện sức khoẻ của mình. Dù chưa phải nhiều tuổi nhưng anh rất tự tin về việc chăm lo cho sức khoẻ của mình.

Hàng ngày, tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân từ nhẹ tới thập tử nhất sinh, anh mới hiểu sức khoẻ của mình quan trọng như thế nào. Những người mỗi tháng phải vào viện một lần chất lượng cuộc sống của họ thật là tệ dù lúc đó họ có điều kiện về tiền bạc thì đó cũng không phải là cuộc sống hoàn hảo.

Vốn thích tập luyện thể thao, anh đã tự mày mò, nghiên cứu và nghĩ không có cách nào tốt nhất bằng vận động, luyện tập và anh chọn cho mình cách luyện tập rất khác nhiều người thế hệ của anh.

Bác sĩ khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai tiết lộ bí quyết bằng vạn liều thuốc bổ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Lịch của bác sĩ Khanh từ 5h sáng anh ngủ dậy, vệ sinh cá nhân 5h30 anh bắt đầu dắt theo xe đạp ra khỏi nhà cùng theo một cặp lồng cơm dành cho bữa sáng.

Nhà anh ở Mỗ Lao, Hà Đông đến Bệnh viện Bạch Mai mất chừng 9km nhưng ngày nào anh cũng đạp xe đi làm từ 5h30 bất kể trời nắng hay trời mưa, nắng nóng hay giá rét. Trên xe của anh chỉ có chiếc áo mưa cầm theo.

Anh Khanh cười: "Tôi đi xe đạp được trên 5 năm rồi, tôi thấy nó rất hợp với mình, không có vấn đề gì cả". Trong khi rất nhiều đồng nghiệp đi xe hơi, xe máy thì anh Khanh chọn cho mình phương tiện giao thông "cổ điển" để cải thiện sức khoẻ.

Với anh, cách tốt nhất chăm sóc sức khoẻ là luyện tập, đốt cháy năng lượng, khi nạp năng lượng, ăn đồ ăn nào anh cũng không phải lo lắng "nó có thể làm tăng huyết áp, dư thừa calo, gây béo phì không".

Một quả chuối, 1 hộp sữa chua là đủ

Là chuyên gia về tiêu hoá, khi được hỏi chế độ ăn uống của mình như thế nào, TS Khanh chỉ cười "Tôi ăn rất đơn giản". Bữa sáng của anh là cặp lồng cơm đã được chuẩn bị từ hôm trước gồm cơm trắng và thịt hoặc cá để ở tủ lạnh.

Sáng hôm sau, anh đạp xe đạp rồi đến bệnh viện thay đồ, tắm giặt qua, rồi sẽ ăn sáng bằng cơm nguội và đồ ăn anh mang đi kèm theo hai thứ lúc nào cũng phải có đó là một quả chuối tiêu và một hộp sữa chua.

Đạp xe đạp tiêu thụ hết năng lượng dư thừa, anh bắt đầu nạp năng lượng cho mình bằng bữa sáng và làm việc đến 12 giờ trưa, ăn cơm hộp bệnh viện. Tối về nhà anh ăn ở nhà. Buổi tối anh ăn cơm, rau là chính và anh không ngại ăn hai – ba bát cơm.

Có những đồng nghiệp đã nhìn anh "mắt tròn, mắt dẹt" khi thấy anh ăn cả ba bát cơm trắng. Ở tuổi của anh nhiều người sợ cơm lắm nhưng anh Khanh bảo "anh không sợ bởi vì mình ăn và đã có tập luyện để tiêu hao năng lượng".

Anh không ngại ăn cái phao câu vịt, nó rất béo và nhiều chất, người ta nhìn ông bác sĩ tiêu hoá lại hỏi sao anh ăn phao câu vịt, nó thật không tốt cho sức khoẻ. Bác sĩ Khanh cười "Có gì mà không tốt, vấn đề ăn như thế nào thôi".

Bác sĩ khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai tiết lộ bí quyết bằng vạn liều thuốc bổ - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Trong các môn thể dục anh chọn đạp xe đạp bởi theo TS Khanh khi đạp xe chân tay, cơ bắp, ngực đều hoạt động, tốt hơn cả chạy bộ bởi vì chạy bộ toàn trọng lượng cơ thể dồn vào chân không tốt.

Thấy TS Khanh đạp xe, nhiều người cũng thử nhưng đều đứt quãng giữa đường bởi họ không chịu được đường sá đông đúc, có người kêu đau khi ngồi lên xe đạp nhưng anh nói mới đầu ai cũng thế nhưng quyết tâm vượt qua.

Vì thế, vào những ngày cuối tuần, hai vợ chồng anh lại rủ nhau đạp xe đạp từ nhà đi vòng quanh hồ Tây rồi về nhà thay vì phải đến các phòng tập, chơi tennis rồi đủ các bài tập khác.

TS Khanh luôn tự hào mình có thể đi bộ cả tiếng đồng hồ, anh kể đi bộ thử đo vận tốc và anh đạt được 8km/h.

Nhờ đi xe đạp mà anh không sợ trời mưa, ra trời rét người ta cảm giác sợ còn anh thấy bình thường. Anh tự chiến thắng được nỗi buồn ngủ hay mệt mỏi do công việc. Chính vì thế, dù làm việc ở khoa lúc nào cũng quá tải nhưng tinh thần của TS Khanh lúc nào cũng vui tươi.

Theo Trí Thức Trẻ

Bác sĩ

bệnh viện Bạch Mai

hệ tiêu hóa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.