Bác sĩ nhận định nguyên nhân khiến nam sinh trường Gateway tử vong

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguy cơ lớn nhất dẫn tới việc tử vong của cháu bé bị bỏ quên trên ôtô ở trường Gateway là bị sốc nhiệt.

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, nguy cơ lớn nhất dẫn tới việc tử vong của cháu bé bị bỏ quên trên ôtô ở trường Gateway là bị sốc nhiệt.

>> Học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong trên xe đưa đón

Liên quan sự việc bé trai tử vong do bị bỏ quên ôtô của trường Gateway ngày 6/8, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết bé tử vong có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp.

Thứ nhất, bé bị bỏ quên trong môi trường đóng kín, thiếu oxy và tăng CO2. Khi trẻ thiếu oxy, trong khi khí CO2 tăng dần mà không có thông gió, nguy cơ thiếu oxy rất cao, làm ảnh hưởng tới tuần hoàn cơ thể.

Thứ hai, trong môi trường bị đóng kín, nhiệt độ trong ôtô tăng cao, sự tích lũy nhiệt trong ôtô rất lớn và rất nhanh, vì vật liệu của xe bằng sắt, các dụng cụ bằng ghế da màu đen. Xe có được dán kính cách nhiệt nhưng vẫn hấp thụ nhiệt, đặc biệt với tình trạng thời tiết nắng nóng như ngày 6/8. Điều này sẽ khiến bé trai sốc nhiệt và tử vong.

Một nguyên nhân khác cũng được GS Bình đưa ra trong trường hợp này là khả năng bé bị đói lả đi, hạ đường huyết dẫn tới tử vong.

Bác sĩ nhận định nguyên nhân khiến nam sinh trường Gateway tử vong-1
GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: HQ.

Tuy nhiên, GS Bình nhận định: "Với thể tích xe lớn như thế thì khả năng thiếu oxy không cao nên đây không phải là nguyên nhân chính dẫn tới việc tử vong của cháu bé”. Vì vậy, ông cho rằng nguy cơ lớn nhất dẫn tới việc tử vong của học sinh này là bị sốc nhiệt.

"Sốc nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 39-40 độ. Lúc này, cơ chế điều hòa nhiệt không còn tác dụng, cơ thể sẽ mệt, mất nước, cô đặc máu, sốc, rối loạn đông máu dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong tế bào ở tất cả cơ quan, đặc biệt là tổn thương ở não, tim, cơ, thận", GS Bình nói.

Các tế bào trong cơ thể cần có môi trường nhiệt độ nhất định, duy trì khoảng 37 độ C. Nhiệt độ giảm dưới 35 độ C hoặc hơn 39 độ C sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa của các tế bào. Khi nhiệt độ tăng, cơ thể đào thải nhiệt bằng cách bay hơi nước qua mồ hôi hoặc qua đường thở, hơi nước bay đi sẽ mang theo một lượng nhiệt làm giảm nhiệt độ toàn thân. Ngược lại, khi bị hạ thân nhiệt, cơ thể sẽ co mạch ngoại vị để giữ lại nhiệt cho cơ thể.

"Thực tế, ngồi trong ôtô có điều hòa làm mát không khí nhưng oxy trong xe sẽ giảm dần do đóng kín cửa, không tốt cho sức khỏe", GS Bình khuyến cáo.

Ông cũng chỉ ra sai lầm của một số gia đình hiện nay là bật điều hòa trong phòng ngủ kín, không có thông gió. Khi đó, thể tích CO2 trong phòng sẽ tăng lên, oxy giảm đi dẫn tới ảnh hưởng giấc ngủ, gây mệt mỏi vào sáng sớm.

Nhiều gia đình đi ôtô chặng đường dài cũng cần chú ý sau khi lưu thông khoảng một giờ, phải mở cửa kính để thay đổi không khí.


Mẹ trẻ dạy con cách thoát hiểm khi xe bị khóa: Vấn đề nóng liên quan đến sự sống còn của con trẻ là việc trẻ leo vào trong xe nhưng không thể tự ra ngoài được. Làm thế nào để con của bạn có thể thoát khỏi xe một cách an toàn?

Theo Zing


bỏ quên học sinh trên xe đưa đón

bé trai tử vong trên xe ô tô

trường quốc tế Gateway


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.