Bác sĩ "vạch mặt" thủ phạm gây ung thư dạ dày: Nhiều người Việt sẽ giật mình

Theo BS Võ Duy Long, nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được biết đến rõ ràng nhưng các yếu tố nguy cơ đã được nghiên cứu và ghi nhận. Đó là những yếu tố được kể tên dưới đây.

Theo BS Võ Duy Long, nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được biết đến rõ ràng nhưng các yếu tố nguy cơ đã được nghiên cứu và ghi nhận. Đó là những yếu tố được kể tên dưới đây.

>> Càng ăn càng nổi mụn, dù thèm đến mấy không nên ăn những loại quả này

>>  Để khỏe như người Nhật chỉ cần tắm nhiều, năng đi bộ

3 lần lành tính mổ ra vẫn bị ung thư

Mới đây, Khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã nhận một nữ bệnh nhân (Mai Thị H, nữ, 23 tuổi), ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ung thư dạ dày.

Theo như lời của người bệnh, cách đây 3 tháng, người bệnh ăn uống kém, không tiêu, đau bụng nhẹ vùng thượng vị. Tuy nhiên chị H. không đi khám bệnh. Sau đó chị H. thấy hay bị nôn ói, nhưng mỗi lần nôn xong chị cảm thấy dễ chịu, không còn cảm giác đau tức nữa. Được gia đình động viên, chị H. mới đi kiểm tra sức khoẻ.

Chị H. đi kiểm tra ở Bệnh viện tỉnh được chẩn đoán nghi ngờ ung thư dạ dày nên giới thiệu chị lên TP.HCM để kiểm tra lại. Lúc đến TP.HCM, chị H. đi kiểm tra ở một cơ sở y tế khác, bác sĩ nội soi chẩn đoán loét dạ dày, không phát hiện ung thư dạ dày.

Về nhà, chị H. cảm thấy chưa yên tâm nên quyết đi kiểm tra kỹ một lần nữa tại Bệnh viện Y Dược TP.HCM. Sau khi nội soi, bác sĩ cũng chẩn đoán viêm loét lành tính.

Vì đã được chẩn đoán loét dạ dày, theo dõi K dạ dày nên các bác sĩ lại quyết định làm nội soi lần thứ 2 có sinh thiết nhưng kết quả vẫn không tìm thấy tế bào ác tính.

Trước các kết quả lành tính nhưng triệu chứng của bệnh nhân rất giống với ung thư dạ dày, bệnh nhân vẫn bị nghi ngờ ung thư dạ dày. Chị H. cũng có dấu hiệu của hẹp môn vị dạ dày. Bệnh lý này khiến thức ăn vào dạ dày sau đó xuống ruột non nhưng vì môn vị bị hẹp, thức ăn không thoát được hay thoát chậm.

Bác sĩ khoa Tiêu hóa vạch mặt các thủ phạm gây ung thư dạ dày - Ảnh 1.

Hình ảnh khối u trong dạ dày

Các bác sĩ của khoa Ngoại tiêu hoá bằng chuyên môn của mình nghi ngờ ung thư nên quyết định phẫu thuật.

Khi mổ, các bác sĩ phát hiện khối u ở hang vị đã thâm nhiễm đến thanh mạc và gây bán hẹp môn vị dạ dày. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cắt khoảng ¾ dưới dạ dày, nạo hạch triệt để và lấy ruột non lên nối với phần dạ dày còn lại. 3 ngày sau phẫu thuật nội soi, người bệnh phục hồi, ăn uống, đi lại bình thường và sẽ xuất viện sau 7 ngày phẫu thuật.

Tuy nhiên, giải phẫu bệnh cho thấy người bệnh bị ung thư dạ dày đã xâm lấn đến lớp thanh mạc và có di căn hạch, đang ở giai đoạn 3B. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định hóa trị để tiếp tục điều trị bệnh.

Tỷ lệ đang trẻ hoá

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đứng thứ 2 sau phổi, phế quản ở nam giới, đứng thứ 5 sau ung thư vú, phổi, phế quản, gan, ung thư cổ tử cung và đại trực tràng ở nữ giới.

Theo ghi nhận của tổ chức ung thư thế giới mỗi năm Việt Nam có khoảng 16 nghìn người mắc ung thư dạ dày và có 11 nghìn người đã tử vong vì bệnh này chỉ trong năm 2013.

Theo thống kê của Khoa Ngoại Tiêu Hóa, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, năm 2014, tỉ lệ người bệnh trẻ trước 40 tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày là 16%. Tỉ lệ này gia tăng lên đến 22% trong năm 2015.

Theo ThS BS. Võ Duy Long, nguyên nhân gây ung thư dạ dày thực sự vẫn chưa được biết đến rõ ràng nhưng các yếu tố nguy cơ đã được nghiên cứu và ghi nhận. Những quần thể tiếp xúc thường xuyên với nguy cơ này nhiều và lâu ngày, tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn những quần thể khác.

Yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày là chế độ ăn nhiều muối, ủ ngâm muối, lên men, thịt hun khói và nướng, thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại, thuốc lá, béo phì, người bệnh bị nhiễm virus HP kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác tỉ lệ ung thư dạ dày sẽ cao.

Đối tượng bị mắc bệnh dạ dày như loét, viêm dạ dày mãn tính, phẫu thuật dạ dày trước, polyp dạ dày, yếu tố di truyền, nhóm máu A thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người bình thường.

ThS BS Võ Duy Long khuyến cáo, sau 40 tuổi, nếu người bệnh có dấu hiệu đau bụng lâu dài, ăn không tiêu, đầy bụng hoặc nhiễm virus HP lâu dài điều trị không hết nên đi tầm soát ung thư. Phương pháp tầm soát ung thư dạ dày là nội soi dạ dày.

Tại Nhật Bản, người trên 40 tuổi sẽ được khám và chụp Barium, nếu có bất thường sẽ được chỉ định nội soi dạ dày.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, chương trình tầm soát được thực hiện mỗi 2 năm/lần cho người trên 60 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ gia đình, polyp, loạn sản và mỗi 3 năm/lần cho người trên 40 tuổi.

Bệnh lý ung thư dạ dày nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm khả năng điều trị khỏi bệnh là rất cao.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.