Bé ngủ mà có dấu hiệu này dễ đối mặt với những căn bệnh có nguy cơ tử vong caov

Bé ngủ mà có dấu hiệu này dễ đối mặt với những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao - cha mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Bé ngủ mà có dấu hiệu này dễ đối mặt với những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao - cha mẹ cần hết sức cẩn trọng.

Ngừng thở trong khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một nguyên nhân phổ biến của việc đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ sơ sinh. Bé có thể bỗng dưng bị ngưng thở trong khi ngủ từ 10 – 20 giây. Do đó, cơ thể của trẻ sơ sinh phải làm việc quá sức trong thời điểm bé ngưng thở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường xuất hiện ở trẻ sinh non. Nếu em bé của bạn bị ngưng thở khi ngủ, ở bé cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như màu da hơi xanh và thở khò khè bên cạnh việc ra mồ hôi khi ngủ đêm.

Hiện tượng ngáy ở trẻ:

Thông thường, nguyên nhân các bé ngáy khi ngủ là vì đường thở hẹp hoặc gỉ mũi quá nhiều trong mũi.

Bà Tiwari giải thích: “Khi bé thở, luồng hơi di chuyển ma sát với gỉ mũi tạo ra tiếng động lớn – ngáy. Hầu hết khi các bé lớn lên thì tiếng ngáy nhỏ dần vì khoang mũi và đường thở rộng hơn giúp luồng khí ít ma sát với đường thở hơn”.

Tuy nhiên, ngáy khi ngủ cũng là dấu hiệu cho thấy có khả năng đường mũi bị tắc. Lúc này, bé sẽ cảm thấy rất khó thở.

Theo bác sĩ nhi khoa Bijal Srivastava của bệnh viện L H Hiranandani ở thành phố Powai (Ấn Độ), ngủ ngáy ở trẻ là hiện tượng sinh lý học bình thường ở trẻ mới sinh. Bà cho biết: “Khi khoang mũi dần lớn và rộng ra thì trẻ cũng dần ít ngáy lại”.

Nhiều khi bé ngáy cũng là do bé đang bị cảm lạnh, đang bị dị ứng khiến amiđan và lưỡi gà sưng to. Một số bé ngáy khi ngủ là vì dị ứng. Nếu trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra. Có như vậy mới biết được nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Bà Tiwari cũng bổ sung: “Một trường hợp hiếm hơn là khi bé ngủ quá sâu khiến cơ vùng họng ở trạng thái thả lỏng và va đập với luồng khí gây ra tiếng ngáy”.

Ngáy bệnh lý:

Theo bà Srivastava, nếu bé vẫn còn ngáy ở giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi thì có thể đây là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

1. Viêm đường hô hấp/ cảm thông thường

2. Viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang

3. Viêm amiđan

4. Có dị vật/ Polyp mũi

Bà nhấn mạnh: “Khi trẻ ở độ tuổi này bị viêm amiđan, gia đình cần phải theo dõi thật kĩ vì đây có thể là dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm trùng tai nhiều lần liên tiếp. Viêm amiđan cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển sọ mặt ở trẻ”.

Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân chính xác của hội chứng SIDS nhưng việc để trẻ bị quá nóng, trong điều kiện thiếu không khí được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra việc chứng đột tử này ở trẻ.

Do đó, việc bé tiết quá nhiều mồ hôi, bạn cần phải kiểm tra không khí trong phòng xem bé có nóng hay không và chú ý nhiệt độ trong phòng.

Tăng tiết mồ hôi

Nếu em bé của bạn đang ở trong một căn phòng mát mẻ và vẫn đổ mồ hôi, bé có thể bị tăng tiết mồ hôi. Đầu, bàn tay, bàn chân của bé đổ quá nhiều mồ hôi trong khi lưng thì lại khô ráo, đây là đặc trưng cho tình trạng này. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn vẫn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thực hiện các bước cơ bản để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ.


Theo Khoevadep

chăm sóc con

giấc ngủ

ngưng thở khi ngủ

ngủ ngáy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.