Bé trai 10 tháng tuổi đã suy hỏng thận: BS chỉ 6 dấu hiệu nhận biết, có 1 cũng cần đi khám ngay

Thận có vai trò chuyển hóa và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi thận hư yếu, hoạt động này sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng nhiễm độc, có thể nguy hiểm tính mạng.

Đối với những bệnh nhân mắc suy thận mạn, ghép thận được cho là giải pháp tốt nhất để bệnh nhân có thể hòa nhập với cuộc sống.

Điển hình là trường hợp bệnh nhi B.N (nam, ở Thái Nguyên), được phát hiện suy thận từ 10 tháng tuổi.

Bé N sinh ra chỉ với một quả thận bên phải và bị thiểu sản. Trẻ chậm phát triển do suy thận mạn nên 6 tuổi mới nặng 12kg, cao 110cm.

Vào năm 2019, tình trạng B.N chuyển biến nặng, được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối và các bác sĩ đã chỉ định ghép thận. Đây là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhi. Sau đó, bệnh nhi ghép thận thành công và trở lại cuộc sống bình thường.

TS.BS Nguyễn Thu Hương – Trưởng Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng chỉ giúp trẻ duy trì sự sống, nhưng chất lượng cuộc sống của trẻ rất thấp, kèm theo nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng như tăng huyết áp, suy tim. Nếu trẻ được ghép thận, chất lượng cuộc sống và sự phát triển thể chất của trẻ sẽ gần như trẻ bình thường.

Trường hợp của bệnh nhi T.M – (nữ, ở Hải Phòng) phát hiện suy thận mạn từ nhỏ, tới 5 tuổi trẻ đã được ghép thận. Đến nay, sau 14 năm kể từ khi ca ghép thận diễn ra thành công, T.M đang ở độ tuổi 19 đầy sức sống và có cuộc đời hạnh phúc như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

ThS.BS Nguyễn Thị Bích Ngọc – Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Ghép thận là một hành trình dài của cả bệnh nhi, gia đình và các bác sĩ. Trước khi ghép thận, trẻ cần đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc nhằm tạo điều kiện tốt nhất trước và sau ghép".

Dấu hiệu trẻ suy thận mạn

Bé trai 10 tháng tuổi đã suy hỏng thận: BS chỉ 6 dấu hiệu nhận biết, có 1 cũng cần đi khám ngay-1
Bác sĩ Ngọc đang khám cho bệnh nhân suy thận mạn.

Suy thận mạn ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận một cách từ từ và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, dẫn đến sự ứ đọng nước, các chất độc độc hại trong cơ thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.

Trẻ suy thận thường có triệu chứng như:

- Tình trạng đau nhức do sưng phù chân tay nặng;

- Tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim và phù phổi;

- Thiếu máu, tăng kali trong máu, có thể dẫn đến tử vong;

- Xương trẻ bị yếu, giòn, dễ gãy;

- Trẻ kém tập trung do hệ thần kinh bị tổn thương;

- Hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc kèm nhiều bệnh lý khác.

Cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh suy thận hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, trẻ sẽ có cơ hội phục hồi hoàn toàn.

Khi trẻ được chẩn đoán suy thận cấp, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng phác đồ điều trị, không tự ý bỏ thuốc, không sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc, tránh làm tình trạng trẻ nặng hơn và chuyển từ suy thận cấp sang suy thận mạn.

Trẻ suy thận mạn sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Ghép thận được xem là biện pháp điều trị thay thế thận tốt nhất hiện nay. Tính từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép thận thành công cho 62 ca bệnh, mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối.

Theo Đời sống và pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/be-trai-10-thang-tuoi-a-suy-hong-than-bs-chi-6-dau-hieu-nhan-biet-co-1-cung-can-i-kham-ngay-a407209.html?fbclid=IwAR0Cg2Wk2lDSFgERuD8n04WgyJryES7wfEjOVUeR2WtzU2v1Eh94Ealxt20

suy thận


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.