Bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi thương tâm

Trẻ nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi, toàn bộ da trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái bị bỏng rột tróc ra.

Ngày 1/11/2017, Khoa Khám bệnh Cấp cứu lưu- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Nguyễn Thành T. (02 tuổi) thường trú tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trẻ nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi, toàn bộ da trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái bị bỏng rột tróc ra.
 
Ngày 1/11/2017, Khoa Khám bệnh Cấp cứu lưu- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Nguyễn Thành T. (02 tuổi) thường trú tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trẻ nhập viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi, toàn bộ da trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái bị bỏng rột tróc ra.

Sau khi sơ cứu tại tuyến dưới, bé Nguyễn Thành T. được chuyển thẳng lên Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cấp cứu. Tại đây ghi nhận trẻ bị bỏng nặng độ I,II, diện bỏng rộng 36% vùng ngực, bụng, 2 tay và đùi, tiên lượng bệnh nhân nặng. Bé được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu.

Kíp thủ thuật diễn ra trong khoảng gần 1h đồng hồ, tại đây các bác sĩ tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể, vệ sinh diện bỏng, tiến hành băng toàn bộ diện bỏng cho bé. Hiện tại sức khỏe toàn trạng bệnh nhân ổn định, đang được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại Khoa Gây mê hồi tỉnh bệnh viện.

Kíp thủ thuật do BS. Trịnh Trương Tuyên, BS. Hoàng Văn Quỳnh, BS. Nguyễn Thành Công, Điều dưỡng Vũ Thị Dung thực hiện..

Bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi thương tâm - Ảnh 1.

Bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi thương tâm - Ảnh 2.

Các bác sĩ chăm sóc tích cực cho bé T.

Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên cho biết: Trường hợp cháu Nguyễn Thành T. khi bị bỏng được người nhà chuyển viện sơ cứu đúng cách, đưa tới bệnh viện kịp thời. Nhiều trẻ không được sơ cứu kịp thời, không được đưa đến cơ sở y tế chữa trị kịp thời sẽ có thể dẫn vết thương nhiễm trùng, lâu lành, thành thương tật vĩnh viễn cho các bé.

Bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh phải tuyệt đối thận trong khi chăm sóc trẻ; không treo hoặc để bất kỳ vật dụng nào phía trên vị trí đặt nôi hoặc giường cho bé nằm; không để phích nước sôi, ổ cắm điện trong tầm tay của trẻ.

Với những bé đã biết đi, tuyệt đối không cho xuống khu vực bếp nấu ăn vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa không lường đối với trẻ.

Cách 
chăm sóc vết bỏng tại chỗ:

Khi trẻ chẳng may bị bỏng, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (không xối nước đá hoặc nước lạnh) mục đích sẽ làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng.

Sau đó tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.

Theo Trí thức trẻ

Trẻ sơ sinh

chăm sóc con

bỏng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.