Bệnh thận - căn bệnh gây đau đớn ám ảnh: Làm ngay 4 điều này để phòng bệnh

Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận, trung tâm Y tế Mayo Clinic khuyến cáo mọi người nên làm theo 4 hướng dẫn cụ thể.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận, trung tâm Y tế Mayo Clinic khuyến cáo mọi người nên làm theo 4 hướng dẫn cụ thể.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

4 nguyên tắc phòng bệnh thận từ xa

Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận, trung tâm Y tế Mayo Clinic khuyến cáo mọi người nên làm theo 4 hướng dẫn cụ thể sau:

- Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc không kê toa. Một số các loại thuốc giảm đau không kê toa như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB) và acetaminophen có thể gây ra tác dụng phụ tổn thương thận. Những bệnh nhân mắc bệnh thận cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng các loại thuốc này. Lưu ý trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn đang bị béo phì hoặc thừa cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các chiến lược giảm cân khỏe mạnh. Thông thường , các bác sĩ sẽ khuyên bạn tăng hoạt động thể chất và giảm lượng calo mỗi ngày.

- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có thể gây tổn thương thận và khiến cho tình hình thận đang bị bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp bỏ thuốc lá. Nhóm hỗ trợ, tư vấn và một số loại thuốc có thể giúp bạn cai nghiện thuốc lá.

- Kiểm soát các điều kiện bệnh tật với sự giúp đỡ của các y bác sĩ. Nếu bạn mắc các bệnh hoặc điều kiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát bệnh. Tránh việc tự ý dùng các loại thuốc không kê toa, lắng nghe cơ thể và phát hiện dấu hiệu bệnh sớm nhất để chữa trị kịp thời.

Bệnh thận - căn bệnh gây đau đớn ám ảnh: Làm ngay 4 điều này để phòng bệnh-1

Dấu hiệu mắc bệnh thận

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

 

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Nếu có 1 trong 10 triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.

Theo Trí Thức trẻ


suy thận

bệnh thận

sỏi thận


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.