- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
BS cảnh báo: Khi đi ngoài, trẻ có 3 dấu hiệu sau phải khám ngay, để lâu có thể gây ung thư
Polyp trực tràng nói chung và Polyp trực tràng ở trẻ em nói riêng là bệnh lành tính không quá nguy hiểm. Tuy nhiên không vì thế mà các mẹ chủ quan, coi thường có thể dẫn đến ung thư.
Đi ngoài phân máu tươi - trực tràng bé 2 tuổi có 01 polyp
Ngày 8/3, trao đổi thông tin với PV, đại diện Khoa Thăm dò chức năng – BV Đa khoa Hùng Vương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận trường hợp cháu bé N. Q. H (2 tuổi) được phụ huynh đưa nhập viện với các biểu hiện ở nhà đi ngoài phân kèm theo máu, máu tươi nhỏ giọt cuối bãi.
Khi thấy bé xuất hiện các dấu hiệu không bình thường kéo dài, quấy khóc liên tục gia đình vô cùng lo lắng.
Sau khi thăm khám, qua phương pháp nội soi trực tràng, các Bác sĩ khoa Thăm dò chức năng đã phát hiện tại niêm mạc trực tràng có 01 polyp không cuống kích thước ~ 1cm, bề mặt xung huyết nhiều.
Khi đã xác định được đúng bệnh, thủ thuật cắt polyp qua nội soi có gây mê đã được thực hiện nhanh chóng, bệnh nhân sau khoảng 30 phút đã dần ổn định.
Polyp trực tràng ở trẻ em nếu chủ quan sẽ biến chứng thành ung thư đại trực tràng
BS. Hà Văn Tước – Trưởng Khoa Thăm Dò Chức Năng đưa ra khuyến cáo, các mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín khi trẻ có các biểu hiện như: đi ngoài phân có máu tươi, trẻ đi ngoài đau, hơi quấy khóc… để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất, ngăn ngừa khả năng bệnh để lâu gây biến chứng nguy hiểm. Và biến chứng nghiêm trọng nhất chính là ung thư đại trực tràng.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh, phụ huynh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là cách tốt nhất để phòng tránh cho trẻ các bệnh về đường tiêu hoá và phát triển cơ thể một cách hoàn thiện nhất.
Điều trị polyp đại trực tràng ở trẻ như thế nào?
Polyp trẻ em đa số là loại polyp thiếu niên (Juvenile polyp), thường lành tính, khu trú chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma.
Đa phần các loại polyp đại trực tràng ở trẻ là đơn độc, có cuống, kích thước polyp 0,5-1cm. Tuy nhiên cũng có không ít những trường hợp polyp to 2-3 cm hoặc có vài polyp đến hàng trăm polyp ở đại tràng.
Đa phần các loại polyp đại trực tràng ở trẻ là đơn độc, có cuống, kích thước polyp 0,5-1cm
Trường hợp nhiều polyp với tính chất là gia đình FAP, nhiều người trong gia đình mắc bệnh, polyp rất nhiều ở không những đại tràng mà cả ở ruột non, thường tiên lượng nặng và có xu hướng phát triển thành ác tính cao.
Ở nước ta, bệnh lý này ở trẻ em chưa được chú ý nhiều, việc chuẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng thăm trực tràng có thể xác định được đa số các trường hợp polyp đại trực tràng.
Phương pháp nội soi đại tràng bằng ống soi mềm là kỹ thuật có giá trị nhất đề chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng.
Nếu không được điều trị polyp đại trực tràng có khả năng phát triển thành ung thư với tỷ lệ tăng dần theo năm.
Điều trị ở trẻ cũng tương tự với trường hợp của người lớn, tức là phẫu thuật cắt polyp nội soi.
Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bệnh polyp trực tràng xuất hiện, phát hiện tổng quát và tiến hành đốt điện cắt. Mỗi lần cắt có thể loại bỏ từ 50-60 polyp.Thủ thuật này khá an toàn nên người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi phẫu thuật.
Chỉ trừ trường hợp có triệu chứng khó cầm máu thì mới cần theo dõi dài hơn. Ở trẻ em, do cơ địa phát triển thường tốt, nên các trường hợp polyp cắt xong ít khi tái phát, trừ các trường hợp đa polyp gia đình thì có thể bác sĩ phải theo dõi để tránh biến chứng ung thư trực tràng.
Theo trí thức trẻ
-
Sức khỏe1 giờ trướcUống nước vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Câu trả lời không hề đơn giản như nhiều người nghĩ.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBệnh viện Sản – Nhi Cà Mau vừa có báo cáo về trường hợp bé trai 4 tuổi bất ngờ tím tái, co giật rồi tử vong sau khi tiêm Taxibiotic .
-
Sức khỏe6 giờ trướcDưới đây là 5 thực phẩm được nghiên cứu rằng có thể làm tổn thương ruột và tiềm ẩn nguy cơ ung thư mà bạn nên phòng tránh.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCạo gió, thoa dầu, uống trà đường… là những việc vô ích, làm mất cơ hội cứu sống người bệnh bị đột quỵ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo Bộ Y tế, hiện khoảng 14 triệu mũi tiêm vaccine Covid-19 chưa được cập nhật lên hệ thống và hơn 15 triệu người sai thông tin (họ tên, ngày sinh...) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
-
Sức khỏe18 giờ trướcSau 1 tuần liên tục sốt, nôn ói, bệnh nhi rơi vào tình trạng mê man phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ xác định bệnh nhi bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột nhóm người rủ nhau bắt cóc ở trên đồi về chế biến món ăn. Sau ăn, ba người đàn ông xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tê bì, mệt mỏi, yếu cơ, đái buốt, rối loạn nhịp tim, phải vào viện cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBổ sung đúng thực phẩm sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh khỏe lại.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCơ quan này thường làm việc “thầm lặng” nên không ai chú ý chăm sóc, đến lúc phát bệnh mới cuống cuồng chữa trị.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm tình trạng gan nhiễm mỡ, kéo dài tuổi thọ, tác động tích cực đến hành vi và nhận thức... là chuỗi tác động thần kỳ mà các nhà khoa học Mỹ vừa tìm thấy trong một thứ quen thuộc mà bạn nên nhâm nhi hàng ngày.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn top 8 thực phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp do chúng có chứa nhiều canxi.
-
Sức khỏe2 ngày trướcDo thời gian sử dụng thực phẩm chức năng khá lâu (18-21 ngày), nhập viện trễ, các vết trợt da chiếm hơn 60% cơ thể nên bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, lên tới 50%.
-
Sức khỏe2 ngày trướcDưới đây là những loại quả mà những người sống lâu nhất trên thế giới ăn thường xuyên, bạn nên tham khảo để có thể sống khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĂn các thực phẩm chứa can xi như sữa, phô mai ở mức vừa phải giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.