Cách chọn cốc uống nước để không uống hóa chất độc hại vào người

Bạn nên nắm bắt những quy tắc này khi chọn ly uống nước để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn nên nắm bắt những quy tắc này khi chọn ly uống nước để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nước tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là một trong những việc cực kỳ quan trọng trong đời người.

Chính vì vậy mà ly uống nước cũng có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Vậy dùng loại ly nào uống nước là tốt cho sức khỏe nhất?

1. Ly inox

Inox là một loại hợp kim được làm từ sắt có chứa crôm, không biết cách sử dụng hợp lý sẽ khiến cơ thể hấp thu các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.

Cả đến ly uống nước cũng không phải cứ mua đại dùng đại là được - Ảnh 1.

(Ảnh: letu)

Hàng ngày nếu chỉ dùng ly inox đựng nước bình thường thì không có vấn đề gì lớn.

Tuy nhiên không nên dùng ly inox để đựng những loại nước có axit như nước trái cây hay cà phê... vì dễ dàng làm thành ly bị oxy hóa, sản sinh ra các loại vật chất kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thậm chí sau khi đã lỡ đựng các loại thức uống nhiều axit cũng không nên dùng loại ly này để đựng nước uống bình thường.

Khi tẩy rửa ly chén bằng inox, không nên dùng các chất có tính oxy hóa mạnh như bột baking soda, bột tẩy trắng...

2. Ly gốm sứ

Cả đến ly uống nước cũng không phải cứ mua đại dùng đại là được - Ảnh 2.

(Ảnh: letu)

Ly gốm sứ trơn không trang trí ở mặt trong cũng có thể dùng để đựng nước uống. Ly gốm sứ có khả năng chịu nhiệt, giữ nhiệt rất tốt nên thích hợp để đựng nước nóng hay uống trà.

Tuyệt đối không nên sử dụng ly có hoa văn ở mặt trong vì khi dùng để đựng nước nóng hay nước có tính axit thì các chất độc có trong hoa văn sẽ bị hòa tan và vào cơ thể qua đường miệng.

3. Ly thủy tinh

Cả đến ly uống nước cũng không phải cứ mua đại dùng đại là được - Ảnh 3.

(Ảnh: letu)

Trong tất cả các loại nguyên liệu, thủy tinh là tốt nhất. Ly thủy tinh trong quá trình thiêu chế với nhiệt độ cao sẽ không còn chứa bất cứ tạp chất hóa học nào.

Sử dụng ly thủy tinh để đựng nước hay các loại thức uống khác đều không cần phải lo lắng sẽ uống phải các chất hóa học nguy hiểm.

Thêm vào đó ly thủy tinh dễ dàng tẩy rửa nhất, vi khuẩn và chất bẩn khó bám vào thành ly hơn các loại nguyên liệu khác.

4. Ly nhựa

Không nên sử dụng ly nhựa để chứa nước uống.

Trong nhựa có rất nhiều vật chất hóa học độc hại, dùng ly nhựa để đựng nước nóng hay nước sôi thì sẽ có rất nhiều vật chất hóa học trong ly bị hòa chung với nước uống.

Ngoài ra, mặt trong của ly nhựa thường dễ bị rạn nứt trở thành chỗ ẩn náu của các chất bẩn tẩy rửa không kỹ sẽ trở thành chỗ sinh sôi cho vi khuẩn.

Cả đến ly uống nước cũng không phải cứ mua đại dùng đại là được - Ảnh 4.

(Ảnh: letu)

Nếu phải dùng ly nhựa đựng nước thì nên tìm hiểu thêm về thành phần nhựa tạo ra ly để biết cách sử dụng hợp lý hơn thông qua những con số nằm trong ký hiệu tam giác dưới đáy ly:

Số 1: Nhựa PET chỉ có thể chịu đựng nhiệt dưới 65 độ C, chịu lạnh tối đa là -20 độ C.

Số 2: Nhựa HDPE không nên tái sử dụng nhiều lần. Tốt nhất dùng 1 lần rồi vứt đi là tốt nhất.

Số 3: Không nên mua sử dụng những loại nhựa PVC này để đựng nước.

Số 4: Nhựa LDPE không chịu được nhiệt.

Số 5: Nhựa PP thường dùng làm hộp cơm, có thể dùng trong lò vi sóng, chịu được nhiệt đến 120 độ C.

Số 6: Nhựa PS có thể chịu được nhiệt độ cao và thấp nhưng không nên cho vào lò vi sóng.

Sô 7: Nhựa PC thường được dùng để làm ly đựng nước, chén hay bình sữa.

5. Ly giấy dùng một lần

Ly giấy nhìn có vẻ vệ sinh, tiện lợi nhưng thật ra rất khó để xem xét chất lượng của nó.

Nhiều người cảm thấy ly càng trắng càng vệ sinh nhưng thật ra độ trắng của ly phụ thuộc vào lượng chất làm trắng huỳnh quang.

Loại chất này có thể làm tế bào biến dị và có nguy cơ gây ung thư rất cao. Vì vậy nên hạn chế sử dụng giấy ly càng ít càng tốt.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.