Cách kiểm tra xem mình có thiếu chất xơ không chỉ với vài hạt ngô

Ăn vài hạt ngô sẽ giúp kiểm tra hoạt động tiêu hóa cực kì dễ, khiến bạn biết cơ thể đủ chất xơ hay không và bổ sung rau quả cho phù hợp.

Ăn vài hạt ngô sẽ giúp kiểm tra hoạt động tiêu hóa cực kì dễ, khiến bạn biết cơ thể đủ chất xơ hay không và bổ sung rau quả cho phù hợp.

>> Công dụng "thần thánh" của tỏi nhiều người vẫn chưa biết hết

Táo bón là căn bệnh "tế nhị" nhưng không ít người mắc phải. Với thói quen ăn uống công nghiệp giàu đạm và mỡ, việc thiếu chất xơ xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở người trẻ. Dù bạn chưa nhận ra, nhưng việc thiếu chất xơ có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như xơ vữa động mạch, dễ bị tiểu đường và mỡ máu,… Thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây ra làn da khô ráp, xám xịt và cản trở việc giảm cân của bạn.

Mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp đánh giá khả năng tiêu hóa của cơ thể, từ đó xác định bạn có đang thiếu chất xơ hay không. Bằng cách ăn vài hạt ngô và quan sát thời gian ngô được thải khỏi cơ thể, bạn sẽ "chấm điểm" được bộ máy tiêu hóa của mình:

Cách kiểm tra xem mình có thiếu chất xơ không chỉ với vài hạt ngô - Ảnh 1.

Vì ngô là món ăn cần tốn năng lượng nhiều để tiêu hóa, nó sẽ phản ánh rõ rệt hiệu quả nghiền và thải thức ăn của cơ thể bạn. Người thiếu chất xơ thì quá trình này thường chậm hơn người đầy đủ chất xơ. Ngoài ra, nếu bạn mắc phải các dấu hiệu sau thì nên cân nhắc việc bổ sung chất xơ: Phân đóng cục nhỏ, khô, đói hoặc buồn ngủ ngay sau bữa ăn, thường xuyên buồn ngủ.

Bổ sung chất xơ sao cho đúng?

- Hãy nhớ, bạn cần ít nhất 25-30g chất xơ mỗi ngày.

- Nên sử dụng chất xơ từ thực phẩm tươi như rau củ quả, không dùng nước ép mà nên dùng ở dạng thô.

- Chế biến quá kĩ sẽ khiến chất xơ bị hao hụt. Bạn hãy ăn các món luộc, hấp đơn giản và tránh những món ninh nhừ quá lâu.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.