Cảnh báo những cái chết do đột quỵ ở người trẻ

Một người trẻ tuổi đang có vẻ rất khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào, mà không có những dấu hiệu báo trước.

Một người trẻ tuổi đang có vẻ rất khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào, mà không có những dấu hiệu báo trước.

Tại Việt Nam: 200.000 người bị đột quỵ/năm

Đột quỵ (hay còn gọi là Tai biến mạch máu não) là căn bệnh rất phổ biển và nguy hiểm trong xã hội hiện đại.

Theo thông kê của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Riêng Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18%; nữ giới là 23%.

Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng – trưởng Đơn vị  đột quỵ , Phó Trưởng khoa Thần Kinh, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM, mỗi tháng BV tiếp nhận khoảng 100-120 ca bệnh đột quỵ. Trong đó, chỉ có 8% người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” để được áp dụng các biện pháp điệu trị thông mạch máu. Con số này ở nhiều bệnh viện khác trong cả nước còn thấp hơn, chỉ từ 1 đến 3%.

 canh bao nhung cai chet do dot quy o nguoi tre - 1

Đột quỵ (hay còn gọi là Tai biến mạch máu não) là căn bệnh rất phổ biển và nguy hiểm 

Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. “Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao nhưng hiện nay tỉ lệ người dưới 45  tuổi  mắc chiếm khoảng 30%.

Một người trẻ tuổi đang có vẻ rất khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào, mà không có những dấu hiệu báo trước”, BS. Nguyễn Bá Thắng nói.

“Thời gian vàng” khi bị đột quỵ

Hậu quả do đột quỵ gây ra rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị liệt nửa thân, mất khả năng giao tiếp, kiểm soát tiểu tiện, thậm chí hôn mê sâu và tử vong. Dù vậy, đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa nguy cơ và giảm thiểu hậu quả của nó.

“Người bị đột quỵ nếu được đưa đi cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” thì cơ hội phục hồi trở lại như trước rất cao. Bản thân người bệnh hoặc người xung quanh cần nhận biết ngay các dấu hiệu khi đột quỵ xảy ra như bị méo miệng, nói ngọng hoặc không nói được, yếu tay chân một bên để đưa đi cấp cứu kịp thời”, BS. Bá Thắng cho biết.

Theo đó, thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ kể từ khi phát bệnh, đặc biệt 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương.

canh bao nhung cai chet do dot quy o nguoi tre - 2

Bác sĩ tái khám cho một bệnh nhân bị đột quỵ đã tỉnh (Ảnh: Internet)

Phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là:

- Tăng huyết áp làm thoái hóa tắc mạch hoặc làm nứt vỡ mạch máu não

- Bệnh lý xơ vữa gây hẹp và tắc động mạch não.

- Rung nhĩ tạo cục máu đông trôi làm tắc mạch não.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, người bị đái tháo đường, rối loạn  mỡ máu, bệnh tim, mạch vành, xơ vữa động mạch chân, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, uống nhiều rượu bia có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

BS. Nguyễn Bá Thắng khuyến cáo, để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, mọi người cần phải có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, tăng cường vận động và tập thể dục thể thao, giảm ăn mặn, giảm mỡ béo, tăng cường rau xanh và trái cây.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, xơ vữa động mạch… để chữa trị kịp thời. Ngoài ra, người đã từng bị đột quỵ còn cần phải uống các thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh căn nguyên.

Cách sơ cứu khi phát hiện người bệnh bị đột quỵ:

- Khi phát hiện thấy người bị đột quỵ, cần đưa người bệnh ra nơi thông thoáng, nới lỏng quần áo.

- Sau đó lấy gối (vật dụng mềm) xung quang kê cao lưng, cổ người bệnh lên cao khoảng 30cm.

- Tiếp theo kiểm tra miệng người bệnh xem có dị vật hoặc đờm nhãi, thức ăn gì hay không.

- Dùng khăn sạch đưa vào miệng người bệnh lau sạch đờm nhãi bên trong.

- Sau đó cho người bệnh nằm xoay sang một bên, để phòng trường hợp người bệnh bị sặc vào phổi.

- Tiếp theo, lấy một chiếc đũa, quấn khăn xung quanh, rồi đặt nằm ngang miệng người bệnh, tránh tình trạng người bệnh cắn vào lưỡi.

- Trường hợp xe cấp cứu xa chưa đến kịp, thấy người bệnh có dấu hiệu bất thường thì kiểm tra động mạch cảnh bên cạnh cổ của người bệnh.

- Nếu người bệnh ngừng tuần hoàn thì tiếp tục sơ cứu ngừng tuần hoàn bằng cách ép tim, kiểm soát đường thở, thổi ngạt...

- Đặc biệt lưu ý, trong quá trình sơ cứu, đợi xe cấp cứu tới tuyệt đối không cho người bệnh, ăn uống bất kể thứ gì.


PGS.TS Mai Duy Tôn – Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai


đột quỵ

bệnh mỡ máu

tắc mạch não


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.