- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cậu bé 12 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối, người mẹ tiết lộ thói quen sinh hoạt nguy hiểm gây bệnh
Mới đây, tại Hồ Nam, Trung Quốc đã xuất hiện trường hợp một cậu bé 12 tuổi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khiến nhiều người không khỏi lo ngại.
Được biết, cậu bé Tiểu Gia (12 tuổi, Hồ Nam, Trung Quốc) bỗng được mẹ phát hiện trên xương đòn có một khối u cứng. Tuy sờ không đau hay ngứa nhưng bà vẫn quyết định đưa con mình đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u trên xương đòn của Tiểu Gia. Báo cáo phẫu thuật cho biết, khối u đó là Sarcoma Ewing - một loại ung thư hiếm gặp thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên.
Tiểu Gia được điều trị tại bệnh viện
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, mẹ của Tiểu Gia vẫn khá lo lắng và đưa con đi khám ở bệnh viện khác. Cuối cùng, gia đình không khỏi bàng hoàng khi nhận chẩn đoán Tiểu Gia mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Bởi vì bệnh nhân còn trẻ, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, khối u có độ ác tính cao, tiên lượng cực kỳ xấu.
Mẹ Tiểu Gia thẳng thắn chia sẻ, do mang thai khá muộn nên hai vợ chồng đều hết mực cưng chiều con trai trong những năm qua:
"Tiểu Gia chưa bao giờ ăn sáng. Bữa trưa và bữa tối cũng phải do vợ chồng tôi ép thì cháu mới ăn nửa bát. Con tôi hầu như không bao giờ uống nước lọc mà chỉ thích uống các loại nước trái cây, nước ngọt khi khát...".
Ngoài ra, Tiểu Gia cũng thường xuyên có thói quen ngồi nhiều giờ liên tục trước máy tính chơi các trò chơi điện tử, lén sử dụng điện thoại khi bố mẹ đi ngủ vào ban đêm. Chính vì thói quen thức khuya cũng như sinh hoạt, ăn uống không điều độ đã khiến Tiểu Gia dù mới 12 tuổi nhưng đã mắc ung thư giai đoạn cuối.
Bác sĩ điều trị của Bệnh viện Ung thư tỉnh Hồ Nam cho biết, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trong số các khối u ác tính. Bác sĩ cũng cho biết, trường hợp của Tiểu Gia là trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mà ông từng gặp trong những năm công tác của mình. Trên thực tế, tình trạng của cậu bé hiện tại đã khá nguy kịch.
Về nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ một lần nữa xác nhận, những nguyên nhân như hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thụ động, ô nhiễm môi trường, các thói quen sinh hoạt không tốt... đều sẽ tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi. Đặc biệt với người trẻ, những thói quen không lành mạnh như chế độ ăn uống thiếu cân bằng, làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý, căng thẳng tinh thần... có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Đồng thời, bác sĩ cũng chỉ ra một số triệu chứng ban đầu của ung thư phổi nên lưu ý bao gồm ho, đau tức lưng, ngực... Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu thấy dấu hiệu bất thường cần lập tức đến các cơ sở y tế kiểm tra và có phương hướng điều trị thích hợp, tránh bệnh tình trở nên trầm trọng.
5 biện pháp phòng ngừa ung thư phổi
1. Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc thụ động
Theo các nghiên cứu, khói thuốc lá là một trong những nguy cơ gây ung thư phổi hàng đầu. Hút thuốc ngoại trừ gây hại cho phổi còn có thể gây tổn thương não, họng, vị giác, mạch máu, tim...
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và tử vong. Không chỉ vậy, sau khi dập tắt điếu thuốc, khói thuốc còn sót lại trong môi trường vẫn có thể gây hại cho cơ thể.
Theo nghiên cứu về khói thuốc thụ động, nicotin có độ bám dính bề mặt mạnh và sẽ phản ứng hóa học với axit nitơ, ozon và các hợp chất khác trong không khí để tạo ra các chất độc mới mạnh hơn như nitrosamine và các chất gây ung thư khác. Chúng sẽ bám vào quần áo, đồ nội thất... trong gia đình, nơi công động. Chính vì vậy, việc dừng hút thuốc ở cả gia đình lẫn nơi công cộng là hành vi bảo vệ sức khỏe không chỉ cho bản thân, gia đình và cả những người xung quanh.
2. Tránh hít quá nhiều khói dầu
Xào, nướng, chiên rán... là những phương thức nấu ăn phổ biến nhưng cũng vô tình sản sinh ra lượng lớn khói dầu gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư phổi.
Nếu làm nóng dầu ở nhiệt độ nhất định, dầu ăn sẽ phân hủy và tạo ra các thành phần có hại cho sức khỏe như acrolein. Đặc biệt, những loại dầu ăn kém chất lượng (phần lớn là dầu bán tinh) với thành phần chính là triglycerid rất dễ phân hủy thành glyxerin và các axit béo. Sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao, glyxerin sẽ mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phổi.
Chính vì vậy, nên tránh đun sôi dầu ở nhiệt độ cao, chọn dầu ăn chất lượng cao. Cùng với đó nên cải thiện hệ thống thông gió trong bếp, thiết kế cửa sổ hợp lý tạo không gian thông thoáng, tránh xây phòng bếp quá kín và nhỏ. Nếu không có điều kiện mở rộng không gian bếp, nên sử dụng máy hút mùi trong bếp để giảm ảnh hưởng của khói dầu đến sức khỏe.
3. Tự bảo vệ môi trường hóa chất
Tiếp xúc lâu dài với một số chất kim loại nặng như crom, cadmium, asen, khí thải động cơ diesel, môi trường làm việc tiếp xúc với các chất hóa học như công nghiệp kim loại, công nghiệp luyện kim, tiếp xúc ra môi trường bức xạ... sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc ung thư phổi.
Nếu phải làm việc trong các môi trường độc hại, cần tăng cường tự bảo vệ cơ thể bằng cách mặc quần áo bảo hộ, khẩu trang... tại nơi làm việc để tránh cơ thể tiếp xúc quá nhiều với chất gây ung thư.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể xác định các tế bào ung thư giai đoạn đầu. Phát hiện sớm và điều trị sớm là cách trực tiếp nhất để tăng tỷ lệ sống sót do ung thư. Dù sàng lọc ung thư phổi không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư nhưng nó có thể làm giảm tỷ lệ tử vong thông qua việc phát hiện và điều trị sớm.
5. Thói quen sinh hoạt tốt
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu quy mô lớn vào năm 2007 và 2016 cho biết, các loại rau củ, trái cây rất giàu chất dinh dưỡng thực vật hóa học và vi chất chống oxy hóa, nếu tiêu thụ đầy đủ có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư phổi.
Chế độ ăn giàu carotenoid, vitamin C cũng như các chất dinh dưỡng chống oxy hóa (vitamin C, b-carotene, a-carotene, b- cryptoxanthin, lutein, zeaxanthin và lycopene) có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Đồng thời, việc duy trì các thói quen sinh hoạt tốt như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực... có thể giúp con người tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo Tổ quốc
-
Sức khỏe25 phút trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe1 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe5 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe5 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe7 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe8 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.