Một trẻ tử vong và hơn 1 nghìn người phải cách ly vì bệnh bạch hầu: Các mẹ có con nhỏ nhớ cho con đi tiêm chủng đầy đủ!

Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là tiêm vaccine nhưng các mẹ có con nhỏ đã biết tiêm vaccine gì để phòng được căn bệnh nguy hiểm này hay chưa?

Những ngày gần đây, thông tin về nhiều ổ dịch bạch hầu ở Đắk Nông khiến 12 người mắc phải, trong đó có 1 trường hợp trẻ em 9 tuổi tử vong, cách ly và điều trị dự phòng hơn 1.200 người đã khiến các bố mẹ có con nhỏ đặc biệt lo lắng.

Bạch hầu có thể gây biến chứng nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, bạch hầu (Diphtheria) là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch.

Một trẻ tử vong và hơn 1 nghìn người phải cách ly vì bệnh bạch hầu: Các mẹ có con nhỏ nhớ cho con đi tiêm chủng đầy đủ!-1Bạch hầu là bệnh dễ lây lan (Ảnh minh họa).

Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Các triệu chứng chính của bệnh là: viêm mũi họng thanh quản; ớn lạnh, chảy nước dãi, ho nhiều, sưng các tuyến ở cổ, khó thở, khó nuốt…

Biến chứng thường gặp của bệnh này là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Các biến chứng khác có thể xảy ra như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu khoảng 5-10%. Các vị trí gây bệnh sẽ có triệu chứng và biến chứng khác nhau.

Các loại vaccine phòng bệnh bạch cầu
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước và cho đến nay nó chưa được loại trừ hoàn toàn ở nước ta. Người dân, đặc biệt là trẻ em vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp túc với mầm bệnh. Từ khi vaccine phòng bạch hầu được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vaccine phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Một trẻ tử vong và hơn 1 nghìn người phải cách ly vì bệnh bạch hầu: Các mẹ có con nhỏ nhớ cho con đi tiêm chủng đầy đủ!-2

Theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng, vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. PGS Trần Đắc Phu khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine.

Vaccine phòng bệnh bạch cầu có trong tất cả các vaccine kết hợp 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1 hay 6 trong 1, được tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tuổi. Mẹ có thể chọn tiêm cho con các loại vaccine sau:

- Vaccine 6 trong 1: Hexaxim hoặc Infanrix Hexa (Phòng 6 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uống ván, viêm gan B, bại liệu và các bệnh do Hib).

- Vaccine 5 trong 1: Pentaxim (Phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do Hib) hoặc Combe Five (Phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan B).

- Vaccine 4 trong 1: Tetraxim (Phòng 4 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt).

- Vaccine 3 trong 1: Adacel (Phòng 3 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván).

Theo Báo dân sinh

Xem link gốc Ẩn link gốc http://baodansinh.vn/mot-tre-tu-vong-va-hon-1-nghin-nguoi-phai-cach-ly-vi-benh-bach-hau-cac-me-co-con-nho-nho-cho-con-di-tiem-chung-day-du-222020246162059257.htm

bệnh bạch hầu

Nuôi con


Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.