Chết từ từ chỉ vì thói quen ăn mặn mà nhiều người vẫn coi thường

Theo các chuyên gia, ăn mặn chính là một trong những con đường ngắn dẫn đến cái chết.

Theo các chuyên gia, ăn mặn chính là một trong những con đường ngắn dẫn đến cái chết.

>> Mách các mẹ khỏi vắt óc nghĩ hôm nay ăn gì

Muối là một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống. Nhiều người có thói quen phải nêm nếm thật đậm mỗi khi ăn thì mới cảm thấy ngon mà không nhận ra rằng mình đã ăn quá mặn. Thói quen này thực sự không có lợi cho sức khỏe.

Nếu bạn có thói quen ăn mặn thường xuyên, kéo dài thì bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

3 bệnh nguy hiểm điển hình xuất phát từ thói quen ăn mặn

Tăng huyết áp

Một trong những điều làm cho bệnh tăng huyết áp trở nên nặng hơn chính là do thói quen ăn mặn thường thường xuyên. Điều đặc biệt là tăng huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận.

Theo thống kê năm 2015 của Hội tim mạch học Việt Nam, trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc cho thấy 47,3% người trưởng thành bị tăng huyết áp.

Trong khi đó, tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ.

Ở Việt Nam, số người tử vong do các bệnh lý nhồi máu cơ tim hàng năm là 100.000 – 150.000 người, trong đó nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp.

Theo TS.BS Bùi Nguyên Kiểm (Nguyên Trưởng khoa nội 2 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn), việc ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Suy thận

Thận là cơ quan bài tiết việc ăn mặn sẽ ảnh hưởng chức năng của thận ăn quá mặn sẽ gây tổn thương khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận.

TS.BS Bùi Nguyên Kiểm cho biết thêm, bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn.

Bởi muối có khả năng giữ nước, do đó, nó có thể làm suy yếu các mạch máu trong thận.

Tiêu thụ muối quá mức trong thời gian dài khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều, dẫn đến suy thận...

Không chỉ có thế, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ. Vì vậy với những người bệnh thận chúng ta nên hạn chế với việc ăn mặn.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ thói quen ăn uống mà chúng ta mắc phải, trong đó có thói quen ăn mặn.

Do chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...

Một nghiên cứu của Nhật cho rằng, những ai thường xuyên ăn mặn đã có nguy cơ bị ung thư bao tử cao gấp 2 lần so với những người khác.

Chết từ từ chỉ vì thói quen ăn mặn mà nhiều người vẫn coi thường - Ảnh 1.

Để giảm bớt các thói quen ăn mặn, chúng ta nên ý thức được hậu quả của việc ăn mặn gây ra.

Mỗi người cần dùng bao nhiêu muối là đủ lượng?

Đối với người lớn

Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày.

Còn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã hướng dẫn về chế độ ăn uống, khuyên mọi người nên tiêu thụ ít hơn 2.300mg natri mỗi ngày, tương đương với khoảng 1 muỗng cà phê muối.

Tiến sỹ Susan Mayne - Giám đốc của Trung tâm An toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng, Mỹ kết luận, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng việc giảm lượng natri hàng ngày dưới 2.300mg có thể giúp giảm huyết áp và ngăn chặn hàng trăm bệnh.

Còn với kết quả điều tra sơ bộ của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, rất nhiều người Việt Nam trong độ tuổi 26-64 tiêu thụ lượng muối cao hơn so với lượng muối do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.

Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp 2 lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày.

Chết từ từ chỉ vì thói quen ăn mặn mà nhiều người vẫn coi thường - Ảnh 2.

Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày.

Một kết quả điều tra Viện Dinh Dưỡng quốc gia tại thành phố Việt Trì năm 2012 cho thấy người trưởng thành tiêu thụ 15,3 g muối/ngày, vượt mức cho sử dụng do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo.

Theo BS dinh dưỡng Nguyễn Liên (BV Bạch Mai), việc ăn mặn của người Việt do chính tập quán ăn uống từ lâu đời với các loại món ăn từ: mắm, cà muối, dưa muối... lâu dần hình thành thói quen ăn mặn mà nhiều người không để ý.

Nhiều người không biết thói quen ăn mặn bắt nguồn từ đâu, nhưng có thể nói nó bắt đầu tự sự sơ ý trong quá trình nấu thức ăn.

Ngoài ra còn có một lượng lớn đến từ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, giò chả, mỳ tôm...

Hầu trong các thực phẩm này chứa lượng muối nhất định, trong thành muối là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến.

Đối với trẻ nhỏ

Theo BS Nguyễn Liên, nhiều bố mẹ ý thức được việc không cho con ăn mặc trong quá trình nấu. Nhưng có những loại thức ăn có chứa hàm lượng muối cao mà đôi khi bố mẹ lại vô tình cho trẻ ăn.

Đặc biệt trong các loại thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn dành cho bé, mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, mẹ nên gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt.

Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi lượng muối được khuyến cáo là 2gr/ngày. Vì thế, chúng ta không nên thêm muối vào thức ăn của trẻ mà nên thay thế bằng các loại gia vị khác như thêm nước cốt chanh, tỏi, giấm hoặc các loại thảo mộc…

Đồng thời, bạn cũng cần chú ý hạn chế cho con ăn những thực phẩm có nồng độ muối cao như bánh mì, thịt chế biến sẵn, pho mát…

Để hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể trẻ chị em nên chọn các loại thực phẩm có thành phần natri < 120mg/100gr (ít muối) và tránh các loại thực phẩm có thành phần natri > 500mg/100gr (nhiều muối) để giảm thiểu lượng muối đưa vào cơ thể trẻ.

Chết từ từ chỉ vì thói quen ăn mặn mà nhiều người vẫn coi thường - Ảnh 3.

Thói quen ăn mặn của người Việt hình thành ngay từ khi nấu nướng, chế biến thức ăn.

Hạn chế ăn mặn bằng cách nào?

Để giảm bớt các thói quen ăn mặn, chúng ta nên ý thức được hậu quả của việc ăn mặn gây ra. Vì thế nên tập ăn nhạt một cách từ từ, không thể giảm đột ngột.

Không nên ăn nước mắm cốt mà có thể pha loãng nước mắm hoặc chúng ta có thể dùng các loại gia vị khác thây thế nếu có thể.

Đặc biêt, hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, cá thịt muối, các thức ăn nhanh có nhiều muối. Hạn chế không trữ các thực phẩm mặn khô, mắm ở trong nhà.

Một vấn đề quan trọng nữa trước khi sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn nên tập thói quen đọc nhãn hiệu, bao bì để xem thành phần nguyên liệu có an toàn không và lượng muối là bao nhiêu trong các thực phẩm chế biến sẵn và ăn hoặc chế biến như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng người sử dụng.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.