Cô bán cua đồng giúp người mua nhận biết cua nuôi công nghiệp

Người bán hàng vì lợi nhuận nên có rất nhiều chiêu tinh quái trong công đoạn biến cua công nghiệp thành cua đồng.

Người bán hàng vì lợi nhuận nên có rất nhiều chiêu tinh quái trong công đoạn biến cua công nghiệp thành cua đồng.

Món canh cua đồng ngon mát, rất dễ ăn lại bổ sung nhiều vitamin và canxi rất được yêu thích trong bữa ăn của người Việt trong những ngày hè.

Tuy nhiên hiện nay, cua nuôi công nghiệp lại trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng lo lắng. Người bán hàng vì lợi nhuận nên có rất nhiều chiêu tinh quái trong công đoạn biến cua công nghiệp thành cua đồng, khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được.

cua đồng, cua nuôi, cua công nghiệp, phân biệt cua đồng và cua nuôi, canh cua

Để giúp người tiêu dùng biết cách nhận biết, phân biệt một cách chính xác con cua đồng chính hãng và cua nuôi công nghiệp, PV đã tìm đến một chợ lớn trên địa bàn quận Hà Đông để khảo sát ý kiến của một vài tiểu thương.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Trịnh Thị Hà (một người bán cua đồng lâu năm tại chợ này) cho biết: "Nếu nói bây giờ ở các chợ chỉ toàn bán cua đồng công nghiệp thì không đúng. Cua đồng thật vẫn có chứ nhưng số lượng không nhiều.

Không nói ra thì mọi người cũng hiểu, với số lượng tiêu thụ lớn như vậy ở thành phố thì móc đâu ra cua đồng để cung cấp đủ được. Móc được, một kg cua đồng tự nhiên đâu phải dễ mà móc mãi thì nó cũng phải hết chứ. Thế nên, không nuôi cua công nghiệp thì lấy đâu ra".

Theo chị Hà, cua đồng thường có màu vàng óng, mai cua bóng và cua rất khỏe. Cua nuôi thì có màu đen, mai cua không có độ bóng và mình cua nhiều bùn đất. Trong khi, cua nuôi rất yếu thế nên khi người bán để trong chậu thì cua ít bò, và dễ rụng càng.

Để phân biệt chính xác hơn, người mua nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua: cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng, vỏ bóng. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, dai, ngọt. Còn, cua nuôi công nghiệp có gạch đen xanh, càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp, còn thịt cua nát, ăn có vị mặn chát.

Anh Đỗ Ngọc Minh, một người bán cua đồng khác cho hay: "Thường thì cua đồng chính cống thường dính nhiều bùn đất, rửa lâu mới sạch. Chính vì thế mà nhiều người bán hàng dùng cách nhuộm bùn cho cua nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, dù có vậy thì người mua chỉ cần về rửa cái là biết ngay, bởi chỉ rửa qua nước là mình cua đã sạch bóng.

cua đồng, cua nuôi, cua công nghiệp, phân biệt cua đồng và cua nuôi, canh cua

Cua đồng thật thường có mai vàng hoặc màu xám, cua rất khỏe và bò nhanh.

Mai của cua đồng bao giờ cũng xanh đen, nhìn con cua rất khỏe mạnh, rắn chắc. Trong khi đó, cua nuôi có mai màu vàng nhợt và yếu. Hơn thế, người bán cứ đội giá cua lên thật đắt mà tâm lý người mua thì hay tin rằng hàng đắt là hàng thật".

Còn chị Hương, một người bán cua đồng có tiếng tại chợ cho biết: "Nhìn chậu cua nào mà con cua cứ đều chăn chắn thì chắc chắn đó là cua nuôi, chậu cua đồng bao giờ cũng có con to con nhỏ. Cua đồng chuẩn, sạch và khỏe mạnh sẽ còn chân đầy đủ, bò rất nhanh và mình to, mập. Mai cua có màu xanh xanh và sủi bọt liên tục. Ngoài ra, cua còn tươi sẽ không có mùi hôi, ấn vào yếm thấy cứng là cua chắc thịt.

Còn đối với cua không đảm bảo chất lượng, thân cua khi ấn vào yếm không chắc mẩy và không có hình dáng to khỏe như cua đồng sạch. Cua không còn tươi sẽ có mùi hôi nhất định.

Hơn thế, theo tôi người tiêu dùng nên hạn chế mua cua chế biến sẵn. Vì nhiều người bán rất cẩu thả, để cả yếm cua vào xay nhuyễn nên dễ bị hoi, dùng cua chết để xay tạo mùi hôi khó chịu và ăn không ngon... Chưa kể cua đồng còn bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu độc hại, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe".

Hơn nữa, chị Hương còn khuyến mại thêm cho những ai thích ăn cua một vài mẹo để chọn được cua ngon. "Nếu thích cua có nhiều gạch thì nên chọn cua cái, thích nhiều thịt thì chọn cua đực. Cua đực có vỏ yếm nhỏ, cua cái thì vỏ yếm lớn hơn.

Không nên chọn mua cua cái đang thời kì sinh đẻ vì khi nấu nước sẽ tanh, cũng không nên chọn cua quá non vì cua sẽ dễ bị hôi. Nên giã cua bằng tay, dùng cả mai cua cho vào giã vì nước sẽ có vị đậm đà hơn. Khi giã cua, bạn nên cho thêm một chút muối vào cua thì thịt sẽ dẻo hơn", chị Hương cho hay.

Theo Phụ nữ TP.HCM


chất gây ung thư

Thực phẩm bẩn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.